Chẳng phải thực phẩm gì cao sang, đây chính là loại quả được người dân quốc gia hạnh phúc nhất thế giới ưa thích


Những người ngoại quốc đến thăm đất nước này thường trầm trồ với cảnh quan núi rừng hùng vĩ. Ngoài ra, quốc gia hạnh phúc này còn có một điểm đáng chú ý là người dân Bhutan rất thích ăn ớt.






Những người ngoại quốc đến thăm đất nước này thường trầm trồ với cảnh quan núi rừng hùng vĩ. Ngoài ra, quốc gia hạnh phúc này còn có một điểm đáng chú ý là người dân Bhutan rất thích ăn ớt. Có thể nói rằng, ớt là một trong những món ăn truyền thống của Bhutan, được dùng để chế biến các món điểm tâm, bữa trưa và bữa tối.



Và mỗi gian hàng không bao giờ vắng bóng những quả ớt nhiều màu sắc: đỏ có, xanh có và vàng cũng có.

Các phiên chợ mùa hè của Bhutan là một buổi yến tiệc của các giác quan. Những người phụ nữ trẻ khoác lên mình trang phục kira nhiều màu sắc bán mặt nạ Phật giáo, bát cầu nguyện Tây Tạng và bùa may mắn. Những người phụ nữ lớn tuổi hơn say mê rao bán phô-mát chhurpi cứng, trong khi đó những bà nội trợ ngồi sàng hàng chục loại gạo đỏ. Và mỗi gian hàng không bao giờ vắng bóng những quả ớt nhiều màu sắc: đỏ có, xanh có và vàng cũng có.



Ở các phiên chợ, ớt luôn được bày bán nhiều nhất với đủ loại màu sắc: đỏ, xanh, vàng,...

Sự phong phú của các loại ớt không chỉ được tìm thấy tại các phiên chợ. Các cửa hàng tại Bhutan còn bán các loại ớt cay. Dọc theo những con đường đồi của quốc gia này, bạn sẽ có dịp chiêm ngưỡng ớt đỏ được phơi khô đầy trên mái nhà, trông như một tấm thảm đỏ vắt mình trên cao. Trong các lễ hội và các nghi thức cầu nguyện ở vùng thung lũng tại nông thôn, mùi hăng của ớt áp chảo khoả lấp hết cả một vùng không gian, hoà quyện cùng âm thanh đầy mê hoặc của những bài hát pha lẫn những tiếng chuông cầu nguyện.

Ớt dường như đã trở thành một điểm nhấn riêng cho quốc gia này, vì ớt được sử dụng như một loại rau hơn là gia vị. Các món ăn truyền thống của Bhutan rất gần gũi với thức ăn Ấn Độ và Trung Hoa (đặc biệt ở vùng Tây Tạng). Tuy nhiên, Bhutan vẫn có cho mình một món ăn truyền thống đầy riêng biệt với tên gọi "ema datshi", một món hầm với ớt và phô mai mềm cùng hành tây và cà chua. Ema datshi có mặt trong mỗi bữa chính hàng ngày với ớt là nguyên liệu chính. Những quả ớt được thái lát dọc với vị hăng nồng lấn át cả mùi phô mai và khiến món ăn trở nên hấp dẫn hơn bao giờ hết.



Dọc theo những con đường đồi của quốc gia này, bạn sẽ có dịp chiêm ngưỡng ớt đỏ được phơi khô đầy trên mái nhà, trông như một tấm thảm đỏ vắt mình trên cao.

Ema datshi được ví như một ngôi sao sáng của nền ẩm thức Bhutan. Để món ăn thêm phần sáng tạo, người dân nơi đây thường cho thêm khoai tây, đậu hoặc nấm. Nhưng dù cách tân món ăn truyền thống này đến đâu thì ớt vẫn giữ được chỗ đứng của mình với vị cay nồng và khó cưỡng. Đầu bếp Sonam Teshering, giảng viên dạy nấu ăn tại Học viện Hoàng gia về Du lịch và Lữ hành cho rằng, tất cả các loại cà ri đều có nguyên liệu chính là ớt. Món ăn này thường dễ thấy trong mỗi gia đình Bhutan vào bữa điểm tâm, kèm với đó là món ớt chiên thô thường được dùng vào buổi sáng.

Các chuyên gia ẩm thực cho rằng, lí do ớt luôn xuất hiện trong mỗi bữa ăn của người dân nơi đây là do tính nhiệt trong ớt sẽ giúp họ giữ ấm vào mùa đông giá lạnh. Nhiều người thường cho rằng, cay là một loại đơn vị đau, và điều đó hoàn toàn chính xác. Ớt đánh lừa các dây thần kinh đau của chúng ta để phản ứng tương tự như khi ta đang ở trong nhiệt độ khắc nghiệt, từ đó sẽ dẫn đến cảm giác không thoải mái nhưng vô cùng ấm áp.



Ema datshi có mặt trong mỗi bữa chính hàng ngày với ớt là nguyên liệu chính. Những quả ớt được thái lát dọc với vị hăng nồng lấn át cả mùi phô mai và khiến món ăn trở nên hấp dẫn hơn bao giờ hết.

Vì lí do này, con người là loài động vật duy nhất có thể ăn và thật sự thưởng thức vị đau-và-vui của ớt. Theo một phóng viên khoa học, điều này đòi hỏi "một bộ não phức tạp và sự tự tin kì lạ để thưởng thức cái gì đó không thú vị". Các nhà nghiên cứu còn cho rằng, tình yêu đối với các loại thực phẩm gây-đau như ớt cũng tương tự như việc bị kích động khiến con người thích chơi lướt sóng và đánh bạc.

Đối với bất kì ai có thể chịu đựng vị cay giỏi như người Bhutan, sau cú sốc ban đầu của nước mắt và cảm giác nóng rơn người thì cảm giác ấm áp và hạnh phúc sẽ kéo theo sau đó.



Các chuyên gia ẩm thực cho rằng, lí do ớt luôn xuất hiện trong mỗi bữa ăn của người dân nơi đây là do tính nhiệt trong ớt sẽ giúp họ giữ ấm vào mùa đông giá lạnh.

Điều này nghe có vẻ kì quặc, vì các quốc gia nhiệt đới lân cận như Ấn Độ sử dụng ớt rất nhiều trong nền ẩm thực của họ. Nhưng ảnh hưởng của thực phẩm dựa trên nhiệt độ hoàn toàn trái ngược nhau. Theo nhà khoa học thực phẩm Barry Swanson, kem tạo cảm giác lạnh buốt và dễ chịu vào những ngày mùa hè. Nhưng sau khi tiêu hoá tất cả các chất béo đó, cơ thể của chúng ta sẽ ấm lên. Thực phẩm cay cũng khiến người Bhutan cảm thấy ấm áp, nhưng vì nó kích thích tuyến mồ hôi nên sẽ khiến hạ nhiệt cho người Ấn dưới cái nắng chói chang.

Nhiều người cho rằng, ngay cả khi ở Bhutan, không ai tự nhiên ăn ớt. Jose Thachil, đầu bếp tại khách sạn Taj Tashi ở Thimphu nói rằng, việc ăn ớt phải tập ngay từ khi còn rất nhỏ. Các ông bố bà mẹ ở Bhutan luôn tập cho con mình ăn ớt để chịu đựng vị cay.




Những người già ở vùng đất này tin rằng, dùng ớt để trừ khử hết ma quỷ thì bệnh tật sẽ không còn bám theo nữa.

Ngoài ẩm thực, ớt còn được sử dụng trong các nghi thức cầu nguyện. Nhiều người Bhutan tin rằng, ớt chứa đựng sức mạnh siêu nhiên và đốt chúng để trừ ma quỷ. Đầu bếp Tshering kể lại, "Mỗi lần trong nhà có ai bị bệnh, ông bà đều đốt ớt. Vì người già ở vùng đất này tin rằng, khi trừ khử hết ma quỷ thì bệnh tật sẽ không còn bám theo nữa."

Đầu bếp Thachil còn kể lại về đức tin Ara, một loại gạo phổ biến được dùng để ăn và làm rượu ngô ở Bhutan: "Người dân địa phương thường thả một ít ớt vào chai Ara của họ và không bỏ thêm bất kì hương vị đặc biệt nào. Họ tin rằng, làm như vậy sẽ giữ được may mắn trong nhà và khi say xỉn sẽ kiểm soát được bản thân mình."



Ngoài ẩm thực, ớt còn được sử dụng trong các nghi thức cầu nguyện. Nhiều người Bhutan tin rằng, ớt chứa đựng sức mạnh siêu nhiên và đốt chúng để trừ ma quỷ.

Dù là quốc gia có tình yêu lớn đối với ớt, Bhutan hay thậm chí châu Á đều không phải là nguồn gốc của loại rau củ này. Chúng được tìm thấy ở Nam Mỹ và được các nhà thám hiểm Bồ Đào Nha mang đến Ấn Độ vào đầu thế kỉ 16 cùng với khoai tây và cà chua.

Nhưng giờ đây, ớt đã trở thành một yếu tố ăn sâu vào nghệ thuật ẩm thực cũng như văn hoá của quốc gia này. Đó là truyền thống từ rất lâu đời của người dân nơi đây. Người dân nơi đây thậm chí còn ăn ớt vào mùa hè để hạ nhiệt trong cơ thể nữa.


EmoticonEmoticon