Khi con đòi mua đồ chơi đắt đỏ: Thái độ tiêu tiền của cha mẹ "nghèo" đang phá hỏng tư duy của con cái mình như thế nào?
Bạn hiện tại có thể chưa giàu thật, nhưng thái độ của bạn khi trẻ đòi mua đồ chơi đắt tiền sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của chúng sau này. "Chúng mình là người nghèo nên không có khả năng mua bất cứ điều gì" là một lời đối đáp "tệ hại" cho sự phát triển nhân cách của trẻ.
Các bậc cha mẹ vẫn thường dẫn con mình đi vào siêu thị mua sắm…và họ đã nói gì khi đứa con đòi: "Con muốn mua ô tô, con muốn siêu nhân cơ!". Hai phụ huynh dưới đây đã có hai câu trả lời ảnh hưởng đến sự phát triển của đứa trẻ hoàn toàn khác nhau.
Mẹ Linh: "Con có thể chọn thứ con muốn, nhưng…Oh, đồ chơi này dùng làm gì nhỉ? Chất liệu làm là gì? Chơi như thế nào nhỉ?...và hướng em bé tới những món đồ khác."
Mẹ Linh đang cố làm em bé nhận ra rằng: "Món đồ chơi này không phù hợp với con, rất khó chơi và do đó con phải lớn lên chút nữa thì mới có thể chơi nó. Chúng ta hãy đi bên cạnh và xem chúng ta có thể tìm thấy một cái tốt hơn không."
Bố Tuấn: "Thứ này quá đắt, nhà mình không có khả năng mua. Đừng mua, đi nhanh đi nhanh thôi." (Nếu đứa trẻ khóc, cha mẹ có thể tức giận và thậm chí hét vào đứa trẻ.)
Đối với cách cư xử đầu, người mẹ biết rõ rằng mẹ muốn nghiên cứu và phân tích hàng hoá một cách hợp lý để đứa trẻ dần dần hiểu được giá trị của hàng hoá đến từ đâu và biết phải trả bao nhiêu cho nó.
Ý ở đây chính là: "Tiền có thể được tiêu nhưng nó cần phải được chi tiêu ở một nơi hợp lý."
Đối với bố Tuấn, luôn có một loại cảm giác: "Chúng mình là người nghèo nên không có khả năng mua bất cứ điều gì".
Chính loại cảm giác này sẽ dẫn đến sự mặc cảm cho đứa trẻ, mặc cảm này dần dần làm cho đứa bé mất đi một số những bản năng xử lý tài chính mà đáng lẽ nó có thể học được và phát huy được tốt hơn thế.
Rồi những cha mẹ cư xử giống như trường hợp 2 sẽ trở thành "những người bủn xỉn" lúc nào cũng tâm niệm: "Những thứ đắt tiền không mua, không có tiền, không có khả năng".
Hoặc, họ sẽ "hào phóng với những giá trị nghèo", logic này có nghĩa là: "Các vị luôn muốn để tiền đó mua hàng giá rẻ cho nó tiết kiệm".
Rồi khi chất lượng của những hàng hóa giá rẻ không cao, dẫn đến gia tăng tần suất mua hàng. Họ bị mắc kẹt trong một chu kỳ bất tận của "mua hàng giá rẻ, thiệt hại ngắn hạn và tiếp tục mua hàng giá rẻ".
Căn nhà của họ sẽ giống như một xí nghiệp nhỏ, bừa bộn và chật trội, chất đầy những đồ đạc đã hỏng. Bởi vì họ vẫn không chịu thua mà nghĩ rằng một ngày nào nó những thứ này sẽ được sử dụng vào một việc gì đó.
Và người bị ảnh hưởng sâu sắc nhất là những đứa trẻ sống trong một môi trường như vậy.
Chính những cách suy nghĩ, cư xử và hành động của cha mẹ như thế đã và đang làm tổn hại đến nội tâm của con mình. Đứa trẻ sẽ lớn lên với những mặc cảm, buồn tủi, chán nản và thậm chí dần ngu ngốc đi.
Rồi khi lớn lên "tiền" sẽ thành nỗi ám ảnh kinh hoàng với đứa trẻ đó. Thế hệ trẻ của họ đang bị đắm chìm trong "giá trị nghèo đói" hàng ngày chỉ vì thái độ với đồng tiền sai lầm của bố mẹ
Vậy làm sao để nói về tiền với những đứa trẻ?
(1) Đừng nói với trẻ em rằng sản phẩm này đắt và chúng ta không thể mua được.
Nói với trẻ rằng chúng ta luôn có giới hạn ngân sách hàng tháng và bây giờ ngân sách đã bị tiêu hết cho những việc quan trọng hơn nên chúng ta chỉ có thể mua lại món đồ này vào lần sau.
Hoặc là cho con quý vị biết rằng sản phẩm này có tính chất phức tạp hơn, nó phù hợp với những đứa trẻ lớn hơn để chơi, vì vậy chúng ta có thể mua sản phẩm này khi con lớn hơn một chút.
(2) Đừng nói với con của bạn rằng nhà mình không có tiền và bạn chỉ có thể dựa vào con, rằng con bắt buộc phải đi học thật tốt thì sau này mới kiếm tiền giúp gia đình được.
Hãy hỏi con của bạn những gì con thích và tại sao? Hỏi con của bạn về việc con muốn trở thành người như thế nào và những gì chúng ta có thể làm cho con.
(3) Đừng nói với con cái của bạn: con chỉ cần học thật tốt.
Hãy cho con của bạn biết rằng nó là cần thiết để cân bằng giữa làm việc và nghỉ ngơi, chỉ khi có một cơ thể khỏe mạnh con mới có thể học tập, làm việc thật tốt và giúp đỡ được bố mẹ.
(4) Cuối cùng, hãy dạy con cách tiêu tiền hợp lý.
Trẻ em không thường xuyên chi tiêu tiền bạc. Bạn có thể cung cấp một khoản tiền nhỏ, rồi thông báo cho đứa trẻ: với túi tiền này, sau này muốn mua một đồ chơi nhỏ, đồ ăn nhẹ, con có thể tự trả cho mình.
Và khi trẻ muốn bất cứ điều gì, hãy nhắc nhở con sử dụng tiền túi của chính mình để mua. Như thế đứa trẻ sẽ dần nhận thức được giá trị của những món đồ đã mua, giá trị của đồng tiền, và dần biết cách quản lý túi tiền của mình.
Hướng dẫn con bạn thiết lập một quan điểm tài chính chính xác. Tài trợ hợp lý chính là làm thế nào để "cho" trẻ em hiểu rằng tiền không chỉ là một công cụ để đáp ứng nhu cầu vật chất của bản thân mà còn là để phát huy giá trị trong việc giúp đỡ người khác.
Chúng ta phải cho con cái của chúng ta lời hứa về tình yêu và bảo đảm sự bình an nội tâm của con mình. Bằng cách này, chúng sẽ phát triển tốt hơn!
* Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả
EmoticonEmoticon