Trên quả táo hay lê nào cũng có những lỗ nhỏ li ti, bạn biết vì sao không?

Các chấm nhỏ tí hon trên bề mặt hoa quả không phải tự dưng mà có, nhưng chúng có ích hay gây hại gì đối với cơ thể chúng ta không?

Lê và táo là những trái cây phổ biến, vô cùng quen thuộc với mọi gia đình, vậy nên chắc chắn ai cũng đã ăn những trái cây bổ dưỡng này nhiều lần rồi và hẳn bạn từng để ý thấy trên vỏ của các loại trái cây này thường có những chấm nhỏ kích cỡ khoảng 1 - 2mm, có thể có màu trắng hoặc nâu. Chúng thực ra là gì, có ích lợi gì không?

Những chấm nhỏ li ti trên các loại quả này được gọi là các lỗ vỏ (lenticel).

Đó thực chất là các lỗ vỏ (lenticel) và chúng có vai trò rất quan trọng đối với các loài thực vật. Giống như động vật, thực vật cần trao đổi khí liên tục. Hoa, lá, quả và cả vỏ cây đều cần hấp thụ khí cacbon dioxit và thải ra khí oxy.

Nhưng khác với người và động vật, cây cối không có lỗ mũi, vì thế chúng cần có những lỗ vỏ để “hít thở”. Mỗi chấm nhỏ li ti có mặt trên khắp bề mặt lá, vỏ cây hay củ quả chính là một lối dẫn để khí cacbon dioxit đi vào và khí oxy thoát ra.

Các lỗ vỏ rất dễ nhận thấy trên thân cây hoa đào.

Với các loại củ, lỗ vỏ có màu nâu và tròn, kích cỡ rất nhỏ.

Các lỗ vỏ có thể xuất hiện trên rất nhiều loại trái cây, nhưng dễ thấy nhất là ở táo và lê. Nó cũng có thể làm dấu hiệu nhận biết thời điểm thu hoạch khi quả đã chín.

Các lỗ vỏ dễ trở thành nơi vi khuẩn và nấm xâm nhập và phát triển.

Vì có cấu tạo đơn giản nên các lỗ vỏ thường dễ bị nhiễm vi khuẩn, mầm bệnh và nấm. Đặc biệt, táo thường dễ bị nhiễm chứng “thối lỗ vỏ” (lenticels breakdown), khiến các lỗ trên vỏ quả táo chuyển màu nâu đen và lan rộng ra thành các vết lõm loang lổ.
Chứng bệnh này thường xảy ra sau khi thu hoạch và đóng gói, khiến quả trông mất thẩm mĩ mặc dù không ảnh hưởng gì đến phần bên trong. Ở khoai, người ta cũng phải khoét bỏ các lỗ vỏ trước khi chế biến để tránh ăn phải các mầm bệnh cư ngụ tại đây.

Bệnh "thối lỗ vỏ" có thể xảy ra trong một thời gian ngắn sau khi thu hoạch táo.


EmoticonEmoticon