Mới đây, Cushman & Wakefield đã công bố nghiên cứu về 48 địa điểm phù hợp nhất để các nhà sản xuất mở rộng hoặc chuyển dịch tại khu vực EMEA, Châu Mỹ và Châu Á Thái Bình Dương. Trong khi yêu cầu từ những nhà sản xuất liên tục thay đổi, Trung Quốc tiếp tục giữ vững được tốc độ phát triển mạnh mẽ nhờ vốn đầu tư của chính phủ vào việc áp dụng công nghệ, trong đó Hoa Kỳ vẫn duy trì sức hấp dẫn trong mắt những nhà đầu tư tìm cách giảm thiểu rủi ro từ các mối đe dọa kinh tế và chính trị.
Chỉ Số Rủi Ro Sản Xuất (MRI) được Cushman & Wakefield đánh giá cho mỗi quốc gia dựa trên 20 biến số để tạo thành ba bảng xếp hạng trọng số bao gồm: điều kiện, chi phí và rủi ro.
Báo cáo chỉ ra rằng Trung Quốc đang là quốc gia dẫn đầu dựa trên cơ sở về tầm quan trọng tương đương cho điều kiện điều hành của một quốc gia và khả năng cạnh tranh chi phí. Việt Nam xếp thứ 15 trong và cùng nhóm vị trí với các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Malaysia xếp hạng cao ở vị trí thứ 7 trên toàn cầu, trong khi Thái Lan, Indonesia và Singapore lần lượt đứng thứ 10, 13 và 14.
Nếu nhìn từ khía cạnh chi phí (thuận lợi hơn cho các quốc gia nơi có chi phí thấp, bao gồm cả chi phí lao động) thì Trung Quốc vượt lên trở thành quốc gia dẫn đầu, với Malaysia thứ 2 và Việt Nam tạo thành bộ ba mạnh mẽ trong khu vực cũng như trên toàn cầu. Các quốc gia đứng trong top 10 đều thuộc châu Á, chỉ có Litva và Romania đứng ở vị trí thứ bảy và thứ tám thuộc châu lục khác.
Xét đến yếu tố thứ ba, tính rủi ro thì rõ ràng các nước có mức hiểm họa họa kinh tế và chính trị thấp hơn đã cho thấy sự vượt trội. Khu vực Bắc Mỹ dẫn đầu với Mỹ ở vị trí đầu tiên, Canada thứ hai và Trung Quốc tụt xuống vị trí thứ tư. Các quốc gia châu Âu góp mặt hơn một nửa trong top 10, dẫn đầu là Cộng hòa Séc ở vị trí số ba, Đức, Đan Mạch, Phần Lan, Áo và Vương quốc Anh đều có trong bảng xếp hạng.
Châu Á Thái Bình Dương chiếm top 5 xếp hạng với khi cân nhắc yếu tố về chi phí với các thị trường châu Á mới nổi như Malaysia, Việt Nam và Indonesia là lựa chọn thay thế lý tưởng về chi phí cạnh tranh. Về rủi ro địa lý chính trị, Singapore, Nhật Bản và Úc góp mặt trong top 20 quốc gia dẫn đầu.
Tiến sĩ Dominic Brown, Trưởng phòng Nghiên cứu Châu Á Thái Bình Dương cho biết, các quốc gia có chi phí rẻ ở Châu Á Thái Bình Dương vẫn là điểm đến hấp dẫn để khai thác lao động và vẫn tiếp tục được chú ý nhờ lợi thế cạnh tranh về chi phí. Điều này đang thể hiện rõ ràng trong chiến lược sản xuất của Trung Quốc, và hiệu quả tăng trưởng trong lĩnh vực công nghiệp ở Đông Nam Á. Các thị trường phát triển có nền tảng pháp lý mạnh mẽ như Úc, Singapore và Nhật Bản cung cấp cho các công ty sự bảo vệ khỏi các rủi ro địa chính trị và thiệt hại về sở hữu trí tuệ (IP).
Tuy nhiên, Việt Nam có thể sẽ phải đối mặt với bẫy thu nhập trung Bình (Middle-Income Trap), một vấn đề khá thách thức và cần được giải quyết sớm. Số lượng thành viên trong các gia đình giảm dần dẫn đến sự thiếu hụt lực lượng lao động. Vì vậy, Việt Nam sẽ cần tập trung tìm cách tăng năng suất trong vài năm tới. Chính phủ đang hướng tới cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 thông qua chính sách “Chính Phủ Kiến Tạo”. Các nhà đầu tư không nên tập trung vào chi phí chi trả cho lao động dài hạn mà kiến thức và công nghệ thay thế mới có thể giúp nâng cao nhân lực.
Ví dụ điển hình về điều này có thể thấy thông qua Bình Dương, một nơi đang được công nghiệp hóa ở miền Nam Việt Nam. Bình Dương đã được trao giải thưởng Cộng đồng Smart21 năm 2019 bởi ICF, cho thấy khả năng và tiềm lực tại đây.
Tuy nhiên cùng lúc đó, tham vọng hạ thấp chi phí tại Việt Nam (hiện ở mức 17% GDP, cao hơn Trung Quốc và Thái Lan) cũng là thách thức lớn tiếp theo không thể bỏ qua. Mặc dù LPI của Việt Nam đang ở mức khá tốt do sự phát triển kiến thức/giáo dục, việc phát triển cơ sở hạ tầng. Không chỉ cần xây dựng đường vành đai ở các đô thị mà còn các giải pháp đa phương thức, hỗ trợ kết cấu cải thiện chức năng của các cảng biển sâu và cả các tòa nhà cao tầng. Để hỗ trợ dự án này thì Quan hệ Đối tác Công - Tư (PPP) cũng cần được phát triển vì các dự án PPP nên được coi trọng như một ngoại lệ. Nghị định mới về PPP có thể có tầm ảnh hưởng nhưng chưa đủ hiệu quả. Việt Nam cần hợp lý hóa bằng cách xây dựng khung pháp lý và sự phối hợp mạnh mẽ hơn giữa các cơ quan chính phủ.
Theo Cushman & Wakefield, các khu kinh tế dọc bờ biển Việt Nam đã cho thấy sự cải thiện rõ rệt trong vấn đề thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Với sự giúp đỡ của các nhà phát triển khu công nghiệp giàu kinh nghiệm, các khu vực này sẽ xuất hiện thêm ưu đãi về thuế, lao động và đất thuê mà các công ty xuất thuế thấp ở Việt Nam được hưởng lợi. Đây là giải pháp cho các khu vực sản xuất truyền thống không bị chuyền tay sang đối thủ cạnh tranh giá rẻ khác trong khu vực.
EmoticonEmoticon