Đứng trước bệnh tật thì đẳng cấp, sự giàu có, địa vị... đều không có tác dụng: Chỉ những người từng khóc to ở bệnh viện mới hiểu rõ hai từ Sức Khỏe

Giữ gìn sức khỏe bản thân cũng là một loại trách nhiệm, đừng để đến khi nằm trong phòng ICU rồi mới hối hận vì nhiều thứ.




Ngoài cái chết ra, không có chuyện nào là không thể vượt qua được
Trong một cuộc kiểm tra sức khỏe, đồng nghiệp mới của tôi, Sunny, đã phát hiện ra mình bị ung thư dạ dày do thường xuyên nhịn bữa sáng và ăn uống không điều độ.


Mặc dù hiện tại cô ấy chưa có biển hiện rõ rệt, nhưng chỉ vừa nhận được giấy chẩn đoán, cô ấy đã trở nên nhút nhát và bi quan.


Sau đó, cô ấy phải nhập viện để tiến hành điều trị, mỗi ngày đều phải làm bạn với mùi nước khử trùng và kim tiêm. Cô ấy đã khóc rất nhiều, nhưng càng lo lắng càng chẳng có ít gì.


Vào thời điểm đó, Sunny chỉ mới 26 tuổi, sự nghiệp mà cô cố công xây dựng bấy lâu bị đình trệ, bạn trai sau vài lần thăm bệnh cũng mất bóng. Cô ấy bị đả kích cả về sức khỏe lẫn tinh thần, thế nên tình hình bệnh tình cũng ngày càng nghiêm trọng hơn.


Chúng tôi từng đi thăm cô ấy vài lần, và thật may mắn vì cô ấy là một người phụ nữ mạnh mẽ, mạnh mẽ đến khiến người ta thấy đau lòng.


Bị sốc tâm lý một thời gian, cô ấy gầy hẳn đi. Nhưng nhìn cha mẹ tuổi tác đã già còn phải lo toan cho mình, suốt ngày lén lấy nước mắt thay cơm, cô ấy đã vực dậy tinh thần.


Khi chúng ta đặt chân vào đời, cứ nghĩ mình còn trẻ, bị chi phối bởi ham muốn tiền tài và khát vọng đổi đời mà dùng sức khỏe để đánh đổi. Không khó để suy nghĩ về vấn đề sức khỏe quan trọng thế nào, nhưng ở thời điểm đó rất khó để thay đổi, bởi vì chỉ có khi nằm trên giường bệnh, chúng ta mới thực sự hiểu hết tầm quan trọng của hai từ sức khỏe.


Kỳ tích là bệnh tình cô ấy đã thuyên giảm và có thể trở về với cuộc sống sinh hoạt bình thường.


Cô ấy từng nói với tôi rằng: "Nỗi đau về việc bị người mình yêu bỏ rơi tuy rất lớn, nhưng so với cái chết nó lại trở nên quá nhỏ bé. Trong phần đời còn lại của tôi, có lẽ vẫn còn gặp nhiều trắc trở, buồn bã, bất hạnh, hay thậm chí là oán giận. Nhưng những ngày nằm viện sẽ luôn nhắc nhở tôi: Ngoài cái chết ra, khó khăn nào cũng có thể vượt qua được."





Đứng trước bệnh tật, mọi người đều bình đẳng
Trên thực tế, có rất ít người được may mắn như Sunny.


Bởi vì dù cho nằm trong phòng bệnh đắt tiền đi nữa, họ vẫn phải chịu cơn đau hành hạ suốt ngày. Hơn nữa, còn phải đếm ngược số ngày mình được sống trên cõi đời này. Những việc cá nhân như ăn uống, thay quần áo, thậm chí là đi WC đều phải nhờ người khác giúp đỡ 24/24.


Họ không mất ý thức, chỉ là không đủ sức để cử động, tận mắt nhìn cơ thể mình ngày càng yếu đi, biến dạng và chết dần chết mòn. Đây là một loại tra tấn tinh thần rất lớn. Nhiều bệnh nhân không vượt qua được đã bị stress và mất đi sớm hơn thời gian dự kiến.


Căn bệnh mà người hiện nay thường mắc phải đó là bệnh tiểu đường.


Xung quanh tôi từ bà hàng xóm đến anh em họ ở độ tuổi 30, cho đến các doanh nhân có trong tay tài sản kết xù đều không thể tránh khỏi.


Tôi có một anh bạn tên Minh, anh ta là doanh nhân thành đạt, năm nay chỉ mới tròn 30 tuổi. Anh ấy xuất thân từ gia đình nông thôn nên đã phải cố gắng rất nhiều mới có được ngày hôm nay.


Nhiều lần tôi từng khuyên anh ta nên tạm gác lại công việc để nghỉ ngơi, bởi vì sức khỏe anh ta gần đây thoạt nhìn cũng không tốt lắm. Nhưng anh ta chỉ đáp: "Đợi thêm một thời gian nữa, khi tôi sắp xếp xong mọi thứ và sẵn sàng để tự thưởng cho mình một kì nghỉ dài hạn."


Nhưng anh ta không đợi được, hay nói đúng hơn là sức khỏe của anh ta không đợi nổi nữa, bởi vì anh ta bị mắc bệnh tiểu đường.




Đó không được coi là căn bệnh nan y, nhưng nó lại là một loại bệnh mãn tính, bào mòn sức khỏe người bệnh mỗi ngày, hơn nữa nó còn rất dễ biến chứng sang bệnh khác.


Bác sĩ sau khi kê đơn thuốc đã dặn anh ta nên nghỉ ngơi, ăn uống điều độ và nhớ kĩ phải kiểm soát chế độ ăn uống hằng ngày của mình, không ăn dầu mỡ và các loại thực phẩm ngọt.


Điều khiến người ta kinh ngạc chính là sau khi nhận được kết quả chẩn đoán, anh ấy đã bật khóc lớn như đứa trẻ 3, 4 tuổi.


Khi người xung quanh hỏi anh ấy tại sao lại khóc, anh ấy mới nói: "Khi còn nhỏ nhà tôi rất nghèo, cơm ăn còn không đủ no, chứ đừng nói đến bánh kẹo ăn vặt. Giờ đây cả đủ điều kiện rồi nhưng cả đời còn lại lại phải kiêng ăn, ngay cả cơm trắng cũng phải ăn ít lại? Sao lại như vậy chứ?"


Câu hỏi của anh ấy nghe đầy vẻ buồn bã và bất lực.


Nhưng có thể làm gì được đây? Dù gia đình bạn có giàu có đến đâu, cũng không thể ngăn chặn nỗi sự lão hóa của các cơ quan nội tạng trong cơ thể.


Giàu có thì thế nào? Khi vào bệnh viện, anh ấy cũng phải theo trình tự như bao người khác: xét nghiệm máu để đo lượng đường, uống thuốc để giảm tình trạng bệnh và lo lắng khám định kì mỗi tháng...


Có nhiều người cho rằng, nếu giàu có, bạn có thể dùng tiền để mua cơ quan nội tạng khác và thay thế, như vậy sẽ có thể sống tiếp. Có đúng và cũng có sai.


Đúng vì có nhiều người nghèo thực sự phải trăn trở rất nhiều vì căn bệnh mãn tính của mình, kiếm tiền đâu để thay mắt, thay gan? Sai vì không phải lúc nào cứ hư cơ quan nào thì thay cơ quan đó là được sống khỏe mạnh tiếp.


Không phải!


Bản thân tôi cũng là một người mắc bệnh thận và điều trị đã lâu năm. Lần đầu tiên khi tôi nhập viện điều trị, là năm tôi còn học cấp ba, phải ở trong viện điều trị rất lâu. Bạn biết không? Kế giường tôi lúc đó có một chị thạc sĩ tài chính rất giàu có và xinh đẹp, những cũng đâu thoát khỏi số mệnh bệnh tật.


Chỉ mới một tuần, tôi đã chứng kiến đến 3, 4 người đi ghép thận, chạy thận. Những người chạy thận thì ngày càng ốm yếu, gầy còm. Những người có tiền ghép thận thì trông khí sắc khá hơn, có thể sinh hoạt như người bình thường, nhưng may mắn thì sống được 5 năm trở lên, không may mắn khi thận không tương thích với cơ thể thì họ chỉ có thể sống thêm 1 tháng.


Khi đứng trước bệnh tật, mọi thứ đều công bằng. Đẳng cấp, sự giàu có, địa vị, học vấn, gia thế đều không còn tác dụng gì, ai cũng phải chịu nỗi khổ như nhau, đau đớn như nhau.


Trước đây, bạn bè tôi cũng thường khuyên bảo: "Tiền có thể từ từ kiếm lại, nhưng sức khỏe một khi đã mất đi thì rất khó tìm về."


Tiền không ngăn được sự phát triển của bệnh, địa vị cũng không thể giảm bớt nỗi đau về thể xác và tinh thần. Điều đáng buồn là chỉ có ai từng nằm trên giường bệnh thì mới hiểu rõ được ý nghĩa của hai từ sức khỏe.





Trân trọng hiện tại, sống vì hôm nay
Tiếng khóc thảm thiết, thống khổ nhất mà tôi từng nghe là khi còn nằm trong khoa thận điều trị.


Một người đàn ông trung niên khóc vì vợ vừa mới chết.


Anh ta ngồi gần tôi, và tôi có thể nhìn thấy rõ vẻ đau khổ, bối rối, cũng như bàng hoàng từ trên gương mặt anh ta.


Hóa ra hai người họ là vợ chồng trẻ mới kết hôn, họ quen nhau từ khi còn học cấp ba. Sau đó, cả hai người cùng xin vào làm chung trong một công ty sau khi tốt nghiệp đại học.


Họ cùng nhau làm việc, kết hôn, sinh con như các cặp vợ chồng bình thường khác trên thế giới. Nhưng sau đó cô ấy lại mắc bệnh thận.


Cô ấy sợ làm phiền anh nên đã đề nghị ly hôn, còn anh vẫn ngày ngày chăm sóc cô ấy trên giường bệnh. Nhưng bạn biết đấy, những người phụ nữ mắc bệnh họ dễ nhạy cảm và mong manh hơn rất nhiều.


Họ thường xuyên cãi nhau trong nước mắt. Anh hối hận vì chưa kịp đưa cô đi biển chơi khi còn trẻ, chưa kịp dắt cô đi du lịch nước ngoài.


Bởi vì họ nghĩ họ còn trẻ, họ phải lo kiếm tiền mua nhà, xây dựng sự nghiệp trước, những chuyện kia khi có tiền rồi làm sau cũng được. Thậm chí đến tận bây giờ, hai người họ chỉ mới làm giấy kết hôn, còn chưa kịp chụp ảnh cưới.


Đời người ngắn ngủi và thực sự không thể đoán trước được thứ gì. Những điều bạn muốn làm, những người bạn muốn yêu, những nơi bạn muốn đến, hãy cố gắng sống cho hiện tại.


Giữ gìn sức khỏe bản thân cũng là một loại trách nhiệm, đừng để đến khi nằm trong phòng ICU rồi mới hối hận vì nhiều thứ.


Bệnh viện là nơi đan xen giữa sự sống và cái chết, chỉ có những người từng khóc to trong bệnh viện mới hiểu rõ nhất ý nghĩa của hai từ "sức khỏe."


EmoticonEmoticon