Cận cảnh cặp rắn hổ mây "khủng" nặng 60kg, dài 7m đầu to bằng nửa cục gạch vừa bắt được ở chân núi Cấm

Trong quá trình thi công hệ thống điện năng lượng mặt trời dưới chân núi Cấm thuộc xã An Hảo (huyện Tịnh Biên), các công nhân đã phát hiện cặp rắn hổ mây lớn cùng một số rắn con nên dùng bao bố và lưới vây bắt.



Mới đây, thông tin một doanh nghiệp đang nuôi nhốt hai con rắn nặng 60 kg (mỗi con 30 kg) tại khu du lịch trên đồi Tức Dụp, thuộc xã An Tức, huyện Tri Tôn (An Giang) đã gây xôn xao dư luận.

Rắn hổ mây

Trao đổi trên VnExpress, ông Lê Nguyễn Hoàng Anh Duy - Giám đốc dự án điện năng lượng mặt trời tại xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, An Giang cho biết, hai tháng trước, trong lúc san ủi mặt bằng rậm rạp dưới chân núi Cấm, các công nhân đã phát hiện cặp rắn hổ mây lớn, nên dùng bao bố và lưới vây bắt. Chúng sau đó được đưa về nuôi tại một khu du lịch ở đồi Tức Dụp, xã An Tức, huyện Tri Tôn.



Cặp rắn hổ khổng lồ được bắt ở chân núi Cấm (An Giang) cách đây 2 tháng. Ảnh: Vietnamnet


Cặp rắn khổng lồ, nặng đến 30kg/con hiện đang được nuôi nhốt tạm ở chuồng. Ảnh: báo Pháp luật TPHCM

"Mấy tháng qua, việc các công nhân bắt được rắn hổ mây là thường xuyên, có thể lên đến 100 con, nhưng trọng lượng thường khoảng 1-3 kg", VnExpress dẫn lời ông Duy nói.

Thông tin với báo Tiền Phong, trong sáng 15/5, ông Bành Thanh Hùng, Trưởng Phòng Bảo vệ rừng và Bảo tồn Thiên nhiên thuộc Chi cục Kiểm Lâm tỉnh An Giang, cho biết: “Sáng nay ngành chức năng sẽ có buổi làm việc với lãnh đạo doanh nghiệp và Ban quản lí di tích lịch sử đồi Tức Dụp để đưa ra hướng xử lý phù hợp với các quy định hiện hành”.


Cặp rắn khổng lồ nghi là "rắn hổ mây" nặng khoảng 60kg, dài khoảng 7m


Những công nhân Ấn Độ cho biết đây là loài rắn hổ mang chúa - Ảnh T.VŨ

Cũng theo ông Hùng, cặp rắn hổ mây mà doanh nghiệp đang nuôi nhốt là loài cực độc, quý hiếm nên Chi cục Kiểm lâm cũng không có thẩm quyền cấp phép cho doanh nghiệp, cá nhân nào nuôi. Chỉ có những đơn vị như trại rắn Đồng Tâm (Tiền Giang) đã được nhà nước cấp phép mới có đủ điều kiện nuôi những loài động vật quý và độc này.


Trao đổi với Zing, ông Trần Phú Hòa, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh An Giang, cho biết trước mắt cơ quan chức năng xác minh nguồn gốc của cặp rắn. Nếu thật sự là rắn hổ mây thì phải tiến hành các bước để bảo tồn loài động vật quý hiếm này.


Hiện cặp rắn này đang được nuôi dưỡng, chăm sóc đặc biệt tại Khu di tích lịch sử đồi Tức Dụp

Trước đó, ông Trương Vĩnh Thành - Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Sao Mai chia sẻ trên báo Tiền Phong cho biết, “Sau khi vận động công nhân giao cho công ty nuôi dưỡng, tránh trường hợp họ bán ra ngoài vừa gây nguy hiểm vừa mất đi loài rắn cực hiếm, công ty đã nộp hồ sơ xin phép ngành chức năng nuôi dưỡng cặp rắn này tại đồi Tức Dụp, vì hiện tại khu này cũng đang nuôi dưỡng nhiều loài thú khác cho khách tham quan. Tuy nhiên, đây là loài rắn cực độc, hiếm nên công ty cũng thực hiện theo chỉ đạo của ngành chức năng”.
.
Sáng nay ngành chức năng sẽ đến làm việc với doanh nghiệp đang nuôi cặp rắn hổ mây "khủng" này để xử lí theo đúng quy định pháp luật.


EmoticonEmoticon