Bọn em đang phát triển một ứng dụng, và kiếm tiền khá ổn. Bọn em không cần tiền đầu tư, nhưng có nên lên Shark Tank Việt Nam quảng bá không?" là câu hỏi gửi tới Shark Trần Anh Vương - vị doanh nhân đem chương trình Shark Tank về Việt Nam - trong khuôn khổ một tọa đàm về khởi nghiệp tổ chức tại Hà Nội.
Thực tế, có rất nhiều màn gọi vốn trên chương trình Shark Tank Việt Nam đem lại cho khán giả "sự ức chế" không hề nhẹ. Ví như màn gọi vốn của Trần Khiêm - chàng trai đến từ Smartlog gọi vốn "hộ" CEO trên Shark Tank Việt Nam vì sếp bận đi nghỉ mát.
Đã mất công gọi vốn hộ sếp, Khiêm gọi hẳn 116 tỷ đồng cho 20% cổ phần công ty, bằng nguyên tổng đầu tư cam kết trên truyền hình của Shark Tank Việt Nam mùa 1, bởi theo Khiêm, "thị trường Việt Nam là hiển nhiên trong tay em rồi. Việc của bên em là phải bung nhanh. Nếu Oracle có mang 1 tỷ USD qua đây, không thì em không nói chuyện".
Trả lời phỏng vấn Trí thức trẻ, Khiêm Trần cho biết anh rất hài lòng với màn gọi vốn trên Shark Tank bởi thông điệp của anh rất rõ ràng. Anh muốn PR.
Vì sếp bận đi nghỉ mát, Khiêm Trần đã lên Shark Tank Việt Nam gọi vốn thay.
[Xem thêm: Gặp gỡ Startup thách thức Oracle mang 1 tỷ USD sang Việt Nam trên Shark Tank: "Thông điệp của tôi rất rõ, tôi muốn PR"]
Hay như màn gọi vốn của bà bán bún "bá đạo" nhất Việt Nam - bà chủ công ty sản xuất bún Nguyễn Bính: Gọi vốn 8 triệu USD đổi lấy 20% cổ phần công ty, nhưng doanh thu, sản lượng sản xuất quyết không tiết lộ, tiềm năng thị trường bắt các Shark lấy giấy bút tự tính.
Trả lời câu hỏi về chuyện startup có nên lên Shark Tank Việt Nam quảng bá, vị cựu Chủ tịch HĐQT SAM Holdings cho biết: "Shark Tank không phải là nơi quảng bá nhưng Shark Tank Việt Nam khác với Shark Tank Mỹ ở chỗ: Không phải diễn ra bao nhiêu deal thành công, không phải có bao nhiêu startup tham gia nhận tiền đầu tư là thành công, mà quan trọng nhất ở Shark Tank Việt Nam là việc mang lại tinh thần khởi nghiệp".
Không quan trọng các startup lên truyền hình thế nào mà quan trọng là sau khi lên truyền hình, deal ấy được đầu tư và các bạn phát triển ra sao? Mang lại được những gì cho xã hội?
"Chúng tôi đã định hướng điều này, phải giải trình và cãi nhau nảy lửa quan điểm với rất nhiều bên, nói thật, có cả đài truyền hình".
Theo Shark Vương, không quan trọng các startup lên truyền hình thế nào mà quan trọng là sau khi lên truyền hình, deal ấy được đầu tư và các bạn phát triển ra sao? Mang lại được những gì cho xã hội? Gián tiếp những người doanh nhân, những người Shark trên đó giúp gì được cho các bạn?
Bên cạnh mong muốn thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, mà theo Shark Vương, vốn đã được đẩy lên tới "chín tầng mây" sau 2 mùa Shark Tank Việt Nam phát sóng, Ban tổ chức gameshow này cũng mong muốn góp phần vào sự phát triển của các doanh nghiệp Việt Nam.
"Tại sao chúng tôi lại đưa lên Shark Tank Việt Nam những case các bạn xem có vẻ k phải là những doanh nghiệp "formal", ví như năm ngoái có thương vụ bà bán bún? Đó là hộ kinh doanh cá thể mà hiện chúng ta có tới 4 triệu hộ. Tại sao những người kinh doanh tốt như thế không thể lên truyền hình?"
"Tại sao những người kinh doanh tốt như thế lại không thể làm gương cho những người khác? 4 triệu hộ kinh doanh sẽ làm gì, tinh thần kinh doanh của họ sẽ như thế nào khi xem deal đó?... Đó là mong muốn của chúng tôi", Shark Vương chia sẻ.
EmoticonEmoticon