Việt Nam – Thái Lan, ai mới là “vua” của bóng đá Đông Nam Á?

Sau trận đấu giữa U23 Việt Nam và U23 Thái Lan ở vòng loại U23 Châu Á 2020, nhiều người đặt ra so sánh tương quan giữa 2 nền bóng đá. Việt Nam hay Thái Lan, ai mới là “Vua” của Đông Nam Á?



Năm 2015, khi HLV Miura dẫn dắtĐT Việt Nam hành quân đến SVĐ Rajamangala để làm khách trước Thái Lan ở trận đấu lượt đi Vòng loại World Cup 2018, một hình ảnh mà nhiều người vẫn còn nhớ là tấm băng rôn với dòng chữ “Thailand The real King of Asean”, tạm dịch là “Thái Lan - Ông Vua thật sự của bóng đá Đông Nam Á”.

Đấy là thời điểm mà bóng đá Thái Lan là một ông Vua thực sự ở khu vực. Họ có tấm HCV SEA Games 2013, chức vô địch AFF Cup 2014 và cũng trong năm đó lấy HCV SEA Games 2015, lần thứ 15h đăng quang. Trong khi đó, bóng đá Việt Nam đã gần 60 năm chưa có được danh hiệu này.

Và ở chuyến làm khách trên đất Thái năm đó, thầy trò HLV Miura đã thua Thái Lan toàn diện và nhận thất bại 0-1. Đấy là trận đấu mà chúng ta đã bị Thái Lan đè ra mà đá, sự phản kháng mà chúng ta đáp lại chính là từ những pha bóng rát và có phần xấu xí. Đỉnh điểm chính là chiếc thẻ đỏ của Minh Châu. Thời điểm ấy, bóng đá Thái Lan đã khiến chúng ta lép vế toàn diện.


Khoảnh khắc Minh Châu nhận thẻ đỏ. Ảnh: MT


Đến trận đấu lượt về của ĐT Việt Nam và Thái Lan diễn ra hồi tháng 10.2015 tại Mỹ Đình, chúng ta nhận thêm một thất bại nữa. Lần này là thất bại trên sân nhà với tỉ số đậm là 0-3, trận thua khiến thầy trò HLV Miura phải tâm phục khẩu phục trước màn trình diễn đẳng cấp của người Thái.

Sau trận đấu đó, HLV Kiatisak đã phát biểu rằng: “Chiến thắng này giúp chúng tôi khẳng định Thái Lan là ông chủ ở khu vực Đông Nam Á”. Điều đó được khẳng định bằng các năm tiếp theo khi Thái Lan tiếp tục vô địch AFF Cup 2016 và SEA Games 2017. Đấy cũng là giai đoạn mà bóng đá Thái Lan đã hướng đến mục tiêu lớn là sân chơi World Cup chứ không còn xác định quanh quẩn ở "ao làng".

Và HLV Kiatisak cũng từng khiến khán giả Việt Nam dậy sóng với phát ngôn trên Four Four Two Thái Lan rằng: “Người Thái đang mơ dự World Cup. Nhưng người Việt lại chỉ muốn thắng được Thái Lan. Giấc mơ của Thái Lan lớn lao hơn nhiều. Việt Nam thể hiện được khả năng của họ ở cấp độ giải đấu trẻ. Nhưng ở cấp ĐTQG, tôi nghĩ phải mất 10 năm nữa Việt Nam mới thắng được Thái Lan”.

Thế nhưng, kể từ khi HLV Park Hang-seo đến Việt Nam, chúng ta đã có được những thành công vang dội ở đấu trường châu lục và khu vực. Đó là ngôi á quân giải U23 Châu Á 2018, hạng Tư ASIAD 18, vô địch AFF Cup 2018 và vào tứ kết Asian Cup 2019.

Trong tất cả những giải đấu đó thì Thái Lan đều là đội bại trận một cách ê chề. Chỉ có điều, HLV Park Hang-seo chưa có dịp đối đầu Thái Lan ở cấp độ ĐTQG thể khẳng định.


U23 Việt Nam trong chiến thắng 4-0 trước U23 Thái Lan. Ảnh: H.A

Tại Vòng loại U23 Châu Á 2020 vừa qua, HLV Park Hang-seo đã cũng với U23 Việt Nam đánh bại U23 Thái Lan 4-0 tại Mỹ Đình. Đây là chiến thắng thứ 2 của HLV Park Hang-seo trước người Thái ở cấp độ U23 kể từ giải M-150 Cup vào năm 2017. Thực tế, sau những giải đấu lớn đã qua, chúng ta không nên và cũng không còn lấy Thái Lan làm đối thủ để so sánh cả thành tích đó đã nói lên tất cả.

Lấy ý kiến của HLV Park Hang-seo để làm phần kết cho vấn đề này là chúng ta vẫn tôn trọng và đánh giá Thái Lan là đối thủ mạnh, nhưng bây giờ tất cả phải xác định đối thủ trực tiếp là Hàn Quốc, Nhật Bản hay những đội bóng đẳng cấp Châu Á khác. Dù họ có trình độ và khoảng cách hơn so với chúng ta nhưng việc xác định như vậy sẽ giúp các cầu thủ tự tin hơn.

Với bóng đá Việt Nam, giờ đây chúng ta cũng không cần phải thắng Thái để được làm “vua” Đông Nam Á.


EmoticonEmoticon