Theo thông tin được đăng tải trên phương tiện truyền thông Trung Quốc, tất cả các bộ phim bộ sẽ bị cấm phát sóng cho tới tháng 6 năm nay.
Theo đó, một số có nhiều phim bộ mới như "The Legend of White Snake" (Tân Bạch Xà Truyện) và "The Longest Day in Chang’an" (Trường An 12 Canh Giờ) đã bị hoãn ra mắt.
Ngoài ra, lượng phim bộ truyền hình cũng đang sụt giảm, bằng chứng là sự sụt giảm số lượng các bộ phim truyền hình mới đăng ký với cơ quan quản lý truyền thông quốc gia, Cục Quản lý Phát thanh và Truyền hình Quốc gia (NRTA)
Các bộ phim cổ trang chỉ chiếm 11,6% trong số các bộ phim truyền hình mới được đăng ký vào tháng 2 năm 2019, giảm 20% so với năm trước, mặc dù phim cổ trang thường chiếm tỷ lệ người xem và quảng cáo nhiều nhất.
Theo bài báo, NRTA cũng quy định rằng sẽ cấm phát sóng các bộ phim cổ trang cho đến hết tháng 6. Những phim cổ trang bị cấm bao gồm tất cả các thể loại: Võ hiệp, huyền huyễn, xuyên không, cung đấu, dã sử, thần thoại,... Nó mở rộng hơn nhiều so với lệnh cấm phim cung đấu từng được cơ quan quản lý ban hành trước đó. Những phim bị ảnh hưởng đợt này: "Tân Bạch Nương Tử truyền kỳ", "Đại Minh hoàng phi Tôn Nhược Vi truyện"...
Các chuyên gia cho rằng lệnh cấm được thực hiện với mục đích sửa chữa lại quan điểm sai lệch của khán giả về lịch sử Trung Quốc. Shi Wenxue, một nhà phê bình phim và truyền hình tại Bắc Kinh, nói rằng các bộ phim cổ trang đang làm sai lệch câu chuyện về đất nước trong quá khứ.
Chúng cũng tác động ảnh hưởng không nhỏ tới tư tưởng của thanh thiếu niên – một bộ phận đông đảo rất có thể coi những bộ phim giả tưởng như vậy là những gì xảy ra thật trong qua khứ.
Do đó, Shi nói rằng lệnh cấm này nhằm vào mục đích cải thiện ngành công nghiệp sản xuất phim, thay vì đánh sập các hãng phim sản xuất những bộ phim truyền hình như vậy.
Lệnh cấm này nên được hiểu là thời gian dành cho các nhà sản xuất để điều chỉnh nội dung của các bộ phim truyền hình, ông nói.
Tại sao Trung Quốc làm điều này?
Theo BBC, Bắc Kinh mong muốn kiểm soát hình ảnh của cả đất nước trong quá khứ và lẫn trong hiện tại.
Ngay cả một bộ phim thu hút lượng người xem lớn ở các nước châu Á như "Diên Hy Công Lược" cũng không thoát khỏi lệnh cấm triệt để này. Điều này được lý giải bởi hình ảnh đất nước Trung Hoa thể hiện trong bộ phim không phải hình ảnh mà chính phủ muốn gửi đến các nền văn hóa khác. Cốt truyền chính về những âm mưu và mâu thuẫn trong hậu cung không phù hợp với hình ảnh Trung Quốc muốn miêu tả - sự lớn mạnh một cách hòa bình - và đang "làm ô nhiễm xã hội hiện đại".
Ngay sau khi nghe lệnh cấm, cộng đồng phim Hoa ngữ không khỏi bất ngờ bởi có thể xem phim cổ trang là "đặc sản" của phim Trung Quốc, làm nên tên tuổi của phim Trung. Tổng cục ra lệnh cấm phim cổ trang chẳng khác nào phim Trung Quốc tự lấy dây buộc mình. Một số khán giả vui tính thì nói rằng từ giờ chắc chỉ có thể xem phim tư liệu cổ trang, số khác gay gắt hơn thì thất vọng vì chẳng còn phim gì để xem nữa.
EmoticonEmoticon