Đề phòng nguy cơ bị lừa đảo, khi giao dịch ngân hàng trực tuyến người dùng không truy cập vào đường link được gửi qua tin nhắn, email, mạng xã hội..., chỉ thực hiện giao dịch trên website chính thức của các ngân hàng.
Theo thông tin cảnh báo từ một số ngân hàng trong dịp gần Tết Nguyên đán, để đảm bảo an toàn bảo mật khi giao dịch ngân hàng trực tuyến, các khách hàng không truy cập vào đường link được gửi qua tin nhắn, email, mạng xã hội... để thực hiện giao dịch do hacker hoàn toàn có thể giả mạo để lừa đảo.
Khi giao dịch trực tuyến chỉ thực hiện giao dịch trên website chính thức của các ngân hàng hoặc các website có biểu tượng Verified by Visa và/hoặc MasterCard SecureCode khi giao dịch bằng thẻ.
Bên cạnh đó, người dùng cần thay đổi ngay mật khẩu truy cập sau khi dùng máy tính công cộng để thực hiện giao dịch ngân hàng trực tuyến.
Không sử dụng các thiết bị di động đã bị phá khóa để tải và sử dụng phần mềm ứng dụng giao dịch ngân hàng trực tuyến, phần mềm tạo mã xác thực OTP.
Ngoài ra, để đảm bảo an toàn, người dùng không đặt mật khẩu tài khoản quá đơn giản hoặc liên quan đến thông tin cá nhân mà người khác có thể dễ dàng suy đoán được (như ngày tháng năm sinh bản thân, vợ chồng, con, số điện thoại, biển số xe, các dãy số liên tục đơn giản…).
Thay đổi mật khẩu theo định kỳ tối thiếu một năm một lần hoặc khi bị lộ, nghi bị lộ.
Không cung cấp thông tin bảo mật: tên đăng nhập, mật khẩu truy cập tài khoản trực tuyến/thẻ, mã xác thực OTP… và không chia sẻ các thiết bị lưu trữ các thông tin này cho bất kỳ ai dưới bất kỳ hình thức nào.
Người dùng lưu ý, các ngân hàng không bao giờ chủ động yêu cầu khách hàng khai báo thông tin cá nhân qua điện thoại/tin nhắn/email.
Không lưu tự động tên đăng nhập và mật khẩu trên các trình duyệt web khi thực hiện các giao dịch trực tuyến. Luôn đăng xuất khỏi ứng dụng ngân hàng trực tuyến khi không sử dụng.
Ngoài ra cần cài đặt, sử dụng phần mềm diệt virus trên các thiết bị cá nhân sử dụng để giao dịch ngân hàng trực tuyến. Không cài đặt các phần mềm, công cụ tiện ích từ các trang web không tin cậy, không có bản quyền.
Related Posts


Ứng dụng gọi xe này sẽ ra mắt tại Việt Nam với tên thương hiệu Go-Viet và sẽ bắt đầu thử nghiệm bằng một đội ngũ lái xe nhỏ vào tháng 7. 24-05-2018 Start up gọi xe Go-Jek sẽ vào Việt Nam trong vòng 4 tháng tới, cạnh tranh... 18-04-2018 Grab - Go-Jek: Cuộc đối đầu của 2 startup kỳ lân ở Đông Nam Á và màn tỉ... 11-04-2018 [Infographic] So găng Grab và Go-Jek: 'Kẻ tám lạng, người nửa cân” Không còn là tin đồn, Go-Jek chính thức tấn công thị trường Việt Nam với dịch vụ gọi xe Go-Viet, sẵn sàng nhận khách ngay trong tháng 7 Dịch vụ gọi xe phổ biến của Indonesia là Go-Jek vào ngày hôm qua đã chính thức tuyên bố việc mở 2 chi nhánh mới tại Việt Nam và Thái Lan, hình thành nên "những động thái đầu tiên của sự mở rộng ra quốc tế của họ". Trong tuyên bố gửi báo chí vào ngày thứ 2 phía Go-Jek nói rằng 2 công ty sẽ được điều hành bởi đội quản lý địa phương, còn Go-Jek "cung cấp kiến thức, kinh nghiệm cũng như công nghệ và tiền đầu tư". Ứng dụng gọi xe này sẽ ra mắt tại Việt Nam với tên thương hiệu Go-Viet và sẽ bắt đầu thử nghiệm bằng một đội ngũ lái xe nhỏ vào tháng 7 trước khi chính thức ra mắt trong vài tháng tới. Còn tại Thái Lan, Go-Jek sẽ hoạt động dưới tên GET và ra mắt sau Go-Viet. Sau giai đoạn thử nghiệm, ứng dụng Go-Viet sẽ được triển khai rộng khắp tại Thành phố Hồ Chí Minh và nhanh chóng mở rộng ra Hà Nội cũng như các tỉnh thành khác trên cả nước. "Chiến lược của chúng tôi là kết hợp công nghệ hàng đầu thế giới được phát triển bởi Go-Jek với hiểu biết thị trường sâu sắc và kinh nghiệm của đội ngũ ở địa phương, tạo ra một doanh nghiệp thực sự am hiểu khách hàng", CEO Go-Jek Nadiem Makrin nói. Về phần mình, ông Nguyễn Vũ Đức, CEO và Đồng sáng lập GO VIET cho biết: "Cùng với đội ngũ của Go-Jek, chúng tôi mong muốn sẽ đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người tiêu dùng Việt, đồng thời đem đến nguồn thu nhập ổn định cho hàng chục ngàn tài xế thông qua nền tảng công nghệ tiêu chuẩn quốc tế, được tối ưu hoá riêng cho thị trường Việt Nam. Không còn là tin đồn, Go-Jek chính thức tấn công thị trường Việt Nam với dịch vụ gọi xe Go-Viet, sẵn sàng nhận khách ngay trong tháng 7 - Ảnh 1. Với tầm nhìn trở thành nền tảng đa dịch vụ lớn nhất tại Việt Nam, chúng tôi sẽ từng bước phát triển hệ sinh thái trên ứng dụng Go-Viet, bắt đầu bằng dịch vụ kết nối vận tải và giao hàng, trước khi triển khai dịch vụ giao đồ ăn, đi chợ hộ, thanh toán điện tử và các dịch vụ khác. Việc ra mắt 2 chi nhánh mới tại Thái Lan và Việt Nam là một phần trong kế hoạch mở rộng trị giá 500 triệu USD tại khu vực Đông Nam Á của Go-Jek. Đích đến tiếp theo của kế hoạch này có thể là Philippines và Singapore. Go-Jek chia sẻ rằng động thái này đến sau nhiều tháng lên kế hoạch cũng như sau khi họ hoàn thành vòng huy động vốn mới đây với các nhà đầu tư gồm Astra International, Warburg Pincus, KKR, Meitua-Dianping, Tencent, Google, Temasek… Go-Jek đi lên từ ứng dụng gọi xe ôm trở thành một nhà cung cấp dịch vụ đa dạng gồm cả chuyển đồ ăn, bưu kiện... Sự mở rộng của Go-Jek được xem là thách thức to lớn với Grab, đặc biệt sau thương vụ họ thâu tóm được Uber Đông Nam Á. 



EmoticonEmoticon