"Khi các nhà du hành tàu Apollo 14 đem về Trái Đất một mẫu vật của Mặt Trăng, họ không ngờ đó cũng là một cổ vật từ buổi bình minh của Trái Đất", tờ CNN đã viết.
Một phi hành gia tàu Apollo (ảnh tư liệu: CNN)
Cách đây 48 năm, trong khoảng từ ngày 31/1 đến 6/2 năm 1971, tàu Apollo 14 hoàn thành sứ mệnh chinh phục Mặt Trăng. Họ đem về một cục đá và hi vọng sẽ phân tích nó thành công, đem lại hiểu biết về cách hình thành của hành tinh này.
Nhưng điều bất ngờ là mẫu vật lại bao gồm thạch anh, tràng thạch và đá phong tỉn - những thành phần rất giống với đá trên Trái Đất. Kế đó, phân tích nhiệt độ khi hòn đá hình thành và mật độ oxy cũng cho kết quả tương tự.
Xét đến niên đại, các nhà khoa học nghĩ hòn đá đã hình thành cách đây 4 tỷ đến 4,1 tỷ năm; nằm sâu 20km dưới bề mặt Trái Đất. Trùng hợp thay, lúc bây giờ Trái Đất vẫn còn "trẻ" - trong giai đoạn mới hình thành.
Cục đá gây tranh cãi - nhân vật chính trong bài này (ảnh: CNN)
Tại sao lại như vậy? Vì sao đá trên Mặt Trăng lại giống y chang đá trên Trái Đất? Trùng hợp ngẫu nhiên hay gì?
Giả thiết đó không chính xác. Vì nếu cục đá hình thành trên Mặt Trăng, nó sẽ phản ánh các thông số khác về nhiệt độ và thành phần. Hơn nữa so với các mẫu vật khác được tìm thấy trên nơi ở của chị Hằng, hòn đá cũng rất khác biệt, hoàn toàn là một "kẻ ngoại lai".
Câu hỏi mới nảy sinh: Vậy vì sao hòn đá lại chu du từ Trái Đất đến Mặt Trăng, xét rằng nó nằm sâu dưới lòng đất chứ không phải khơi khơi trên bề mặt? Và lúc đó, nên nhớ là chưa con con người với các phát minh vĩ đại.
Một cú va chạm mạnh đã gửi hòn đá "bắn" lên từ lòng đất (ảnh tư liệu: CNN)
Quả thật, toàn là sức mạnh của tự nhiên cả. Các nhà khoa học đoán Trái Đất đã va chạm với một ngôi sao khiến bề mặt bị đào xới lên hàng trăm dặm. Và cục đá đặc biệt cũng phải nhú đầu ra.
Kế đến, một sao chổi hay tiểu tinh cầu lại tiếp tục va chạm mạnh với Trái Đất và đánh bật hòn đá vào khí quyển, thổi nó bay vèo vèo lên Mặt Trăng - lúc đó gần Trái Đất gấp 3 lần so với ngày nay.
Chuyến đi xuyên khí quyển cách đây 3,9 tỷ năm dẫn đến hòn đá đáp xuống Mặt Trăng nhưng bị nóng chảy. Sau đó, nó lại đông đặc và hình thành một "hòn đá mới" - thành phần chính vẫn như ban đầu như có pha nhẹ một số tạp chất trên Mặt Trăng. Toàn bộ quá trình này diễn ra vào buổi bình minh của Hệ Mặt trời - một giai đoạn mà thiên văn học gọi là "Liên đại Hỏa thành".
Hòn đá cứ nằm đó lặng lẽ suốt hàng tỷ năm cho đến năm 1974, khi các phi hành gia tìm thấy, lụm lên và chở nó về Trái Đất một lần nữa.
Các phi hành gia "đem gỗ về rừng", cất công vác đá Mặt Trăng về để rồi phát hiện nó thuộc về Trái Đất... (ảnh tư liệu: CNN)
Để chứng minh cho giả thiết của mình, các nhà khoa học từ NASA tìm kiếm thêm 1 số hòn đá khác trên Mặt Trăng, xem nó có nguồn gốc từ Trái Đất hay không. Kết quả rất khả quan, họ không đủ số lượng bằng chứng để kết luận nhưng cũng thể bác bỏ giả thiết đưa ra. Như vậy, đến giờ, một hòn đá được tìm thấy trên Mặt Trăng lại thuộc về Trái Đất, và có niên đại vào hàng cổ nhất thế giới.
Đối với David Kring và các cộng sự ở NASA, giả thiết này nghe có vẻ khó tin nhưng... hoàn toàn tin được. Họ lập luận rằng Trái Đất chính là đối tượng bị các tiểu hành tinh đụng chạm nảy lửa trong suốt khoảng thời gian Liên đại Hỏa thành. Với việc phát hiện ra hòn đá cổ, khoa học hi vọng có thể biết rõ hơn về quá trình hình thành Trái Đất.
Báo cáo khoa học về hòn đá cổ nhất Trái Đất đã được công bố trên ấn phẩm khoa học EPSL vào thứ năm 24/1/2019.
(Theo CNN)
EmoticonEmoticon