Một cái thì nằm giữa núi rừng, một cái thì lại toạ lạc giữa lòng đô thị lớn nhất cả nước. Tuy nhiên có thể nói cả hai đều là niềm tự hào của người trẻ Việt Nam với bạn bè quốc tế.
Điều gì khiến một người trẻ cảm thấy tự hào về đất nước của mình? Đó có thể là cảnh sắc thiên nhiên, là núi non hữu tình, là phong cảnh thơ mộng. Cũng có thể là những món ăn ngon, là người dân thân thiện. Và làm sao có thể quên không kể đến những công trình kiến trúc cơ chứ. Đó không chỉ là sự sáng tạo trí óc, sự lao động tay chân mà còn là những cột mốc, là những thành tựu nói lên giá trị của từng thành phố, từng đất nước khác nhau.
Thử nghĩ xem Paris sẽ như thế nào nếu không có tháp Eiffel, Kuala Lumpur không có toà tháp đôi Petronas hay Sydney mà không có nhà hát Opera? Rõ ràng là một lỗ hổng lớn về mặt văn hoá mà không gì có thể lấp đầy được đúng không.
Không hẹn mà gặp, hai công trình vô cùng ấn tượng đã lần lượt được ra mắt trong thời gian gần đây tại Việt Nam. Không chỉ những người dân trong nước phải trầm trồ thán phục mà ngay cả bạn bè quốc tế cũng "mắt chữ O mồm chữ A" vì không nghĩ một đất nước nhỏ bé lại làm nên được những công trình vượt xa trí tưởng tượng của mọi người như thế.
Vậy là kể từ bây giờ, giới trẻ chúng ta đã có thể tự hào vì Việt Nam không hề thiếu những biểu tượng kiến trúc & văn hoá rồi nhé!
Landmark 81 - toà nhà cao nhất Việt Nam, niềm tự hào mới của người Sài Gòn
Trước khi Landmark 81 chính thức đi vào hoạt động, Keangnam Landmark, Lotte Tower hay Bitexco vẫn là 3 cái tên được đề cập đầu tiên khi nhắc đến những toà nhà cao nhất Việt Nam. Sự xuất hiện của Landmark 81 thực sự đã khiến nhiều người phải kinh ngạc. Kinh ngạc không chỉ vì nó cao đến tận 461,3m - cao nhất Việt Nam và thuộc top những toà nhà cao nhất thế giới mà còn bởi vì đây là một công trình được đầu tư và xây dựng bởi 100% người Việt.




(Ảnh: Kiều Trinh)

(Ảnh: Trang Nguyen Vinh Duy)

(Ảnh: Kỳ Duyên)

(Ảnh: Trang Nguyen Vinh Duy)
Landmark 81 nằm trong khu vực Vinhomes Central Park, quận Bình Thạnh. Đây là khu dân cư văn minh & hiện đại Sài Gòn. Ngay từ ngày đầu tiên khi hạng mục trung tâm thương mại được đưa vào hoạt động, hàng trăm ngàn người đã háo hức ghé đến Landmark 81 để được tự mình chiêm ngưỡng công trình được mệnh danh là "bó tre lớn nhất Việt Nam".



(Ảnh: Nhung Gumiho)

(Ảnh: Nhật Duy Lê)

(Ảnh: Sĩ Nguyễn)
Sở hữu chiều cao ấn tượng như thế nên bạn có thể nhìn thấy Landmark 81 từ bất kì đâu ở Sài Gòn, ngay cả những quận xa nhất như Gò Vấp, Bình Chánh... Hiện toà nhà chỉ mới vận hành 6 tầng từ B1 đến tầng 5. Dự kiến vào tháng 1/2019, toàn bộ 81 tầng của Landmark 81 sẽ được khánh thành với nhiều hạng mục khác nhau như văn phòng, căn hộ cao cấp, khu mua sắm - vui chơi,...
Cầu Vàng ở Đà Nẵng - công trình mà báo chí quốc tế không tiếc lời khen ngợi
Vào giữa tháng 6 vừa qua, cư dân mạng, đặc biệt là các bạn trẻ Việt đã được một phen đứng ngồi không yên trước hình ảnh một chiếc cầu với hình bàn tay khổng lồ tại Đà Nẵng. Công trình này có tên là Cầu Vàng (Golden Bridge) nằm trong vườn Thiên Thai của khu du lịch Sun World Bà Nà Hills.

(Ảnh: Kiếng Cận Team)

(Ảnh: Kiếng Cận Team)

(Ảnh: Dương Mai Việt Anh)
Ở những góc chụp từ trên cao và toàn cảnh, hai bàn tay khổng lồ nâng đỡ cây cầu uốn quanh giống như người thiếu nữ đang nâng dải lụa vắt ngang qua rừng núi. Cây cầu nằm ở độ cao 1.400m, dài gần 150m gồm có 8 nhịp. Giữa phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp của đỉnh Bà Nà, được dạo bước trên cây cầu này chẳng khác nào lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh.

(Ảnh: Kiếng Cận Team)

(Ảnh: Kiếng Cận Team)




Cầu Vàng xuất hiện trên một loạt trang báo nước ngoài.
Tiếng lành đồn xa, chỉ trong một thời gian ngắn, Cầu Vàng đã xuất hiện trên hàng loạt các trang báo, trang thông tin của quốc tế như The Guardian, HypeBeast, Somewhere Magazine, Design Boom, Art Fido, Highsnobiety,... Dự rằng trong thời gian tới, lượng khách du lịch ghé đến Đà Nẵng để tận mắt chiêm ngưỡng công trình ảo diệu này sẽ tăng lên rất nhiều.
Trải qua hai mùa tổ chức thành công, cuộc thi du lịch trải nghiệm lớn nhất dành cho giới trẻ do Kenh14.vn tổ chức - Here We Go mùa 3 sẽ chính thức quay trở lại trong tháng 8. Thông qua cách tổ chức mới lạ bằng các thử thách sáng tạo cùng giải thưởng hấp dẫn, cuộc thi năm nay mong muốn tạo ra các trải nghiệm kiểu mới cho những bạn trẻ yêu du lịch và đam mê khám phá tại chính các địa điểm du lịch ở Việt Nam.
Related Posts




Theo ghi nhận, tại những điểm “nóng” về đất nền vùng ven không còn nhộn nhịp như cách đây hơn 2 tháng. Nhiều nhà đầu tư “gom” quỹ đất lớn đang tìm cách chuyển nhượng để thu hồi vốn. Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM, cho rằng cơn sốt ảo giá đất nền phân lô, tách thửa hợp pháp, kể cả phân lô đất nông nghiệp trái phép xảy ra tại một số quận ven và huyện ngoại thành bắt đầu từ cuối năm 2017 lên đến đỉnh điểm vào tháng 5-2018, nhưng hiện nay đã được kiểm soát và hạ nhiệt. Cũng theo ông Châu, cơn sốt này chỉ xảy ra cục bộ ở phân khúc đất nền phân lô, còn phân khúc căn hộ chung cư là phân khúc chủ đạo của thị trường bất động sản vẫn diễn ra bình thường, không có hiện tượng sốt giá. Ông Sử Ngọc Khương, Giám đốc bộ phận đầu tư Công ty Savills Việt Nam, cho biết dựa trên tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế và thu nhập bình quân đầu người hiện nay ở mức 2.000 đến 2.500 USD/người/năm thì có thể đưa ra kết luận thị trường bất động sản đang tăng trưởng "nóng". "Tôi từng đi xe máy đi mua đất, có những nơi tháng trước 600 -700 triệu đồng một lô thì tháng sau tăng gấp đôi", ông Sử Ngọc Khương nói. Theo ông Khương, giá bất động sản tăng "nóng" thời gian qua có nhiều yếu tố, trong đó có sự đẩy giá của những môi giới. Một cán bộ quản lý của Sở Xây dựng TP.HCM cũng thừa nhận rằng thời gian sau tết âm lịch tại một số vùng ven TP.HCM bỗng dưng sốt lạ thường nhưng 2 tháng gần đây đã dần giảm nhiệt. "Hiện tượng giá đất nền ở khu Đông tăng trên 70 - 200% thời gian qua không thể là giá trị thực mà là giá ảo. Hiện tượng này là do nhà đầu tư nghe lời đồn thổi của môi giới, tạo ra hiệu ứng đám đông để hưởng lợi nhuận chênh lệch khiến cho giá nhà đất tăng ảo", vị này khẳng định. Điển hình nhất cho tình trạng này là tại huyện Củ Chi và Cần Giờ. Từ giữa năm 2017, môi giới dựa vào thông tin các dự án "khủng" sắp được triển khai tại hai nơi này và tranh nhau làm giá đất. Một số nhà đầu tư cho rằng cơn sốt đất tái diễn một phần do nhiều sàn môi giới gom đất vào để bán kiếm lời, nhưng khi những thông tin họ đưa ra không đúng sự thật thì lập tức thị trường quay đầu. "Nếu nói thị trường giảm sốt cũng không đúng, chỉ là đang có sự điều chỉnh lại cho phù hợp với nhu cầu. Trước đây các cò đất gom hết đất nền, đất nông nghiệp trong dân để phân lô bán nền, nhưng khi chính quyền địa phương siết chặt thì đối tượng này chịu thiệt hại nặng nề do không đẩy được hàng. Còn những dự án chính quy, giấy tờ rõ ràng vẫn có tốc độ giao dịch khá tốt", ông Ngọc Nam, giám đốc công ty đầu tư nhà đất TNH cho biết. Đại diện Sàn giao dịch bất động sản Lan Phương cho biết, quỹ đất Củ Chi còn khá nhiều, thời gian qua phần lớn nhà đầu tư mua lướt sóng. Tuy nhiên, nhiều người "ra hàng" không kịp cùng lúc thị trường quay đầu buộc nhà đầu tư phải chốt lời hoặc cắt lỗ. Những nhà đầu tư kiểu lướt sóng nếu phải vay ngân hàng thì áp lực rất lớn nên buộc họ phải bán với bất cứ giá nào. Đất nền tại tỉnh lộ 8 huyện Củ Chi thời điểm sốt lên đến gần 9 triệu đồng/m² nay chỉ còn 7 triệu đồng/m²; khu vực xã Phước Vĩnh An giá từ 10 - 11,5 triệu đồng đã giảm xuống còn khoảng 9 - 11 triệu đồng/m². Khu vực xã Nhuận Đức, giá đất giảm khá mạnh từ mức 4 - 5 triệu đồng/m², giờ chỉ còn khoảng 2,5 - 3,4 triệu đồng/m². Qua khảo sát thực tế, mức giá bán đất nền tại quận Thủ Đức, một vài vị trí thuộc quận 9, huyện Cần Giờ so với hồi giảm từ 3-7 triệu đồng/m2 tùy vị trí. Trong đó, tại huyện Củ Chi đang có một cuộc "tháo chạy" của giới đầu cơ vì giao dịch rất ảm đạm. Thậm chí, trên nhiều tuyến đường, các thông tin rao bán còn cho thấy một nền đất có diện tích 150m2 giờ chỉ còn giá từ 379 - 699 triệu đồng/nền, so với 1,2 tỷ đồng hồi cuối năm 2017. Chẳng hạn, trong vai một nhà đầu tư, chị Mai Hương (cò đất tại Củ Chi) hướng dẫn xem qua một số nền đất cách khu địa đạo Củ Chi khoảng 4km, cho biết giá đất ở đây đang khá mềm so với nhiều tháng trước. Khi hỏi vì sao giá đất lại giảm mạnh trái ngược với các thông tin trước đây, chị Hương cho rằng những lô đất đang rao bán là do người dân cần tiền trả nợ hay đi nước ngoài định cư. Một lý do đáng chú ý là chị Hương cũng cho biết thêm do một vài người thua độ bóng đá với số tiền lớn nên cần bán đất gấp trả nợ. Trong khi đó, giám đốc một sàn môi giới nhà đất tại quận Thủ Đức cũng cho rằng tính đến nay thị trường đất nền đã trải qua 3 "cơn sốt" ảo. Ở cơn sốt thứ nhất thời điểm 2005-2007, giá đất tại khu Đông chào bán từ 3-5 triệu đồng/m2 "nhảy" lên đến gần 10 triệu đồng/m2. Trong giai đoạn 2008-2012, cơn sốt đất nền lên đến đỉnh điểm khi giá đất tại một số quận tăng không có điểm dừng, từ 15 triệu đồng/m2 lên đến 25-30 triệu đồng/m2. Cơn sốt thư 3 là hiện nay, đất được chào bán có khi lên đến 45-60 triệu đồng/m2 thuộc một số vị trí có hạ tầng giao thông kết nối tốt. "Tuy nhiên, trong tất cả những lần tăng giá trên, người mua thì rất ít mà đất đều do các nhà đầu cơ thâu tóm và làm giá. Tại một số khu vực vùng ven TP.HCM mấy tháng gần đây có mức giao dịch không cao so với căn hộ chung cư bởi số lượng lớn do các đầu nậu sở hữu, chào giá khá cao để đẩy hàng nhanh ra thị trường. Đến khi khách hàng quay lưng thì những đối tượng này sẽ "ngã ngựa" do không bán được đất, không có tiền trả lãi các khoản vay nên lập tức giảm giá mạnh. Theo quan sát của tôi, giao dịch đất nền đã chững lại, giá bắt đầu giảm", vị này nói thêm. Một chuyên gia kinh tế cho rằng việc rút lui của các nhóm môi giới, đầu tư lướt sóng không tác động nhiều đến giá BĐS trên thị trường, kết hợp với việc thắt chặt tín dụng BĐS, giảm tỷ lệ vay trên giá trị sản phẩm nhưng lại có xu hướng giảm lãi suất đã cho thấy phần lớn sản phẩm BĐS hiện tại đều được mua dựa theo nhu cầu thực và tài chính thực của khách hàng. Do vậy, vị này cũng cho rằng dù thị trường đang có những dấu hiệu trầm lắng, nhưng đó chính là động thái của sự bền vững và sẵn sàng cho quá trình phát triển vượt bậc theo đúng tiềm năng của nó. 

EmoticonEmoticon