TS. Nguyễn Đình Cung: Vẫn còn những cơ chế "xua đuổi" khoa học công nghệ ra khỏi nền kinh tế!


"Thị trường, thị trường hơn nữa" là nhận định nghe vốn quen tai nhưng vẫn chưa đi vào thực tế.





Điểm sáng giúp môi trường kinh doanh thông thoáng

Viện Nghiên cứu và quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) sáng nay (1/6) đã tổ chức hội thảo đánh giá một năm thực chương trình Aus4Reform, hợp tác với Australia, về cải cách và tái cơ cấu kinh tế của Chính phủ 2016 – 2021.

Chia sẻ tại hội thảo, ông Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng CIEM, đồng thời là Giám đốc chương trình Aus4Reform cho biết nền kinh tế đã được hưởng lợi từ một năm hoạt động của chương trình.

Tiêu biểu như như hàng ngàn điều kiện kinh doanh đã được điểm mặt, chỉ tên, và được đề xuất cắt bỏ trong báo cáo gửi Thủ tướng hồi tháng 8/2017.

"Con số 3.000 điều kiện kinh doanh được đưa ra khiến nhiều người bị sốc. Nhiều đồng nghiệp cũng nghi ngờ tôi tại sao lại có con số đó", ông Cung nói.



Chính phủ về sau đã chấp nhận kiến nghị này, hiện thực hoá trong Nghị quyết chuyên đề về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Nhiều bộ ngành cũng đã chấp nhận mặt tồn tại này, thậm chí, Bộ Y tế còn rà soát lại và phát hiện thêm các điều kiện kinh doanh. Tháng 1/2018, Thủ tướng đã ký Nghị định cắt giảm 675 điều kiện kinh doanh. Theo ông Cung, quý I/2018, sẽ có 738 điều kiện kinh doanh được cắt bỏ và đơn giản hoá.

Bên cạnh đó, chương trình cũng đạt được một số kết quả cụ thể về cải cách quản lý chất lượng đối với hàng hoá xuất nhập khẩu. Cụ thể, số hàng hoá kiểm tra trước thông quan giảm được hơn 15 điểm%, gần đạt mục tiêu đề ra là phải giảm được ít nhất 20 điểm %.

Thống kê của Tổng cục Hải quan cũng cho biết tỷ lệ hàng hoá phải kiểm tra chuyên ngành trước thông quan cũng giảm được hơn 1/3.

Môi trường đầu tư kinh doanh cũng đã có sự cải thiện, tăng được 14 bậc trên bảng xếp hạng, đạt vị thứ 68. Năng lực cạnh tranh Việt Nam cũng được Diễn đàn Kinh tế thế giới nâng hạng ở một số tiêu chí như hiệu quả của thị trường lao động, sự phát triển của thị trường tài chính, mức độ sẵn sàng về công nghệ...

Vẫn còn cơ chế xin cho trong một thị trường méo mó

Dù vậy, Viện trưởng CIEM cũng không quá lạc quan đối với bức tranh vĩ mô nói chung. Ông nhận định vẫn còn nhiều việc phải làm, xung quanh câu chuyện thị trường.

Như nhiều lần nhấn mạnh ở các hội thảo khác nhau, ông Cung nhấn mạnh thị trường và cạnh tranh trong thị trường phải là trọng tâm của nền kinh tế. Bởi lẽ, nền kinh tế có cạnh tranh mới có những cải biến về kỹ thuật, động lực để phát triển và hoạt động hiệu quả.

"Chỉ có cạnh tranh mới khiến doanh nghiệp áp dụng khoa học công nghệ, cải tiến, đổi mới sáng tạo", ông nói và cho biết thực chất Việt Nam vẫn đang áp dụng cơ chế xin – cho trong một thị trường méo mó dẫn đến "xua đuổi" khoa học, công nghệ ra khỏi nền kinh tế.

Ông nhấn mạnh: "Mối quan hệ thân hữu đang triệt tiêu sáng kiến. Và nếu có cạnh tranh, cũng phải là cạnh tranh lành mạnh".

Theo đó, Chính phủ cần phải đảm bảo cạnh tranh công bằng cho các doanh nghiệp, thông qua việc xây dựng và thực thi Luật Cạnh tranh. Bên cạnh đó, Chính phủ cần phải dỡ bỏ các rào cản gia nhập thị trường, hàng rào bất hợp lý để tăng quy mô, mức độ cạnh tranh của thị trường. Thực tế, ông Cung cho biết Chính phủ đã tích cực thực hiện, thông qua Nghị quyết 19. Ngoài ra, Viện trưởng CIEM cũng cho rằng Chính phủ cần tiếp tục các hoạt động cải cách DNNN, khiến những doanh nghiệp này trở nên "trung tính", tránh bất bình đẳng trong kinh doanh.



Hiện Aus4Reform cũng đang hỗ trợ ba phương diện này, dù rằng theo nhận xét của ông Cung, Chính phủ vẫn chưa thực sự vận động mạnh mẽ, chưa hỗ trợ được thị trường các nhân tố sản xuất.

Ông Cung cho rằng Chính phủ vẫn đang loay hoay để tăng trưởng chứ chưa mở rộng được không gian phát triển kinh tế, đặc biệt là huy động, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực của đất nước.

Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh tỏ ra tán đồng với những ý kiến của ông Nguyễn Đình Cung. Đồng ý rằng Việt Nam có nhiều cải thiện tiến bộ đáng ghi nhận nhưng vị này cho biết chương trình vẫn còn nhiều việc phải làm.

Bởi lẽ môi trường kinh doanh vủa Việt Nam còn ở thứ hạng thấp, các mục tiêu của các Nghị quyết 19 vẫn chưa đạt cần tiếp tục cải thiện, nhất là về thể chế, giảm các điều kiện kinh doanh, các giấy phép con, tăng tính minh bạch, xây dựng Chính phủ điện tử, nền kinh tế số.

Đặc biệt, ông Doanh nhấn mạnh về mức độ công khai ngân sách Việt Nam "có cải thiện nhưng còn rất thấp". Theo đó, ông nhận xét dự toán công bố công khai những con số vĩ mô, thiếu chi tiết nên có công khai nhưng không minh bạch, các con số quá chung, khó giám sát.

"Trong khi đó, nội dung công khai ngân sách của các nước chi tiết đến hàng nghìn trang, rất cụ thể chi tiết, tạo điều kiện cho người dân giám sát. Để đạt được tiến bộ cụ thể, cần bổ sung trong một phụ lục các nội dung phải được công bố, ghi rõ thời hạn phải công bố, Nếu không công bố những nội dung cụ thể, hiệu quả thực tế của Luật tiếp cận thông tin cũng sẽ bị hạn chế", ông nói.

Bên cạnh đó, đối với DNNN, ông Doanh nhấn mạnh cần thúc đẩy cổ phần hoá, xây dựng và ban hành sớm Luật Cổ phần hóa, xác định vai trò giám sát, khắc phục những bất cập hiện nay


EmoticonEmoticon