Sáng ra đến công ty quẹt thẻ rồi đi ăn sáng, ăn no rồi mới lững thững về làm việc: Bảo sao lúc nào bạn cũng kêu thiếu thời gian

Sau khi đi làm, lúc nào bạn cũng thấy như mình chẳng còn dư chút thời gian nào, một ngày chỉ có 24 giờ đồng hồ là quá ít, thậm chí chẳng đủ cho bạn dùng. Phải làm sao để thoát khỏi sự bó buộc của thời gian đây?





Luôn luôn đến trước trước 10 phút


Với một số sinh viên mới ra trường, vừa bắt đầu đi làm đã được nhận dự án sẽ dễ khiến họ có vài nhận thức sai lầm. Ví dụ như giờ đang chạy dự án, mình là nhân vật quan trọng nên đến muộn 5 phút cũng chẳng sao. Được hợp tác làm việc cùng những chuyên gia ưu tú khiến họ cũng tự ảo tưởng rằng bản thân rất ưu tú. Nhưng trên thực tế, họ lại chẳng biết làm gì.


Hãy nắm vững tầm quan trọng của công việc mà bạn đang làm, dùng thái độ khách quan để đánh giá bản thân, tự đặt ra quy tắc và thực hiện.


Xin hãy nhớ rằng nguyên tắc cơ bản là "đúng giờ".


Tận dụng và tận hưởng buổi sáng


Có những người vì lí do công việc mà phải làm thêm giờ, hoặc đơn giản chỉ là chưa muốn về, ở công ty vui hơn nên ngồi cố, tám chín giờ tối mới về, đến nhà lạ lôi điện thoại ra, nửa đêm rạng sáng mới ngủ, tám giờ sáng ngày hôm sau lại vội vội vàng vàng đi làm. Trên đường đến công ty, tranh thủ mua cà phê và bánh mì ở cửa hàng nhỏ trước cửa công ty, sau đó dùng tốc độ nhanh nhất chạy về chỗ ngồi làm việc.


Mở máy tính ra, dụi cặp mắt còn nhập nhèm buồn ngủ, vừa há miệng cắn bánh mì, uống cà phê, vừa vội vàng check mail, trả lời từng cái một. Sau khi chật vật vật lộn với đống mail xong thì cũng đã 10 giờ. Nhưng lúc này vẫn còn một đống công việc chất cao như núi đang chờ đón khiến họ không biết nên bắt đầu từ đâu.





Tình trạng thiếu ngủ, cộng với yếu tố thời gian tất nhiên sẽ ảnh hưởng đến công việc, dẫn đến cấp trên phê bình cũng từ đó, một vòng tuần hoàn ác mộng bắt đầu.


Tôi nhớ, một vị tiền bối từng nói với tôi khi tôi cũng rơi vào tình trạng như vậy:"Cậu ăn cơm ở nhà trước rồi hãy đến công ty, đừng có lãng phí thời gian buổi sáng như thế."


Vị tiền bối đó mới chuyển về từ một cơ quan tài chính Nhật Bản, tuy rằng anh ấy chỉ vào trước tôi có vài tháng, nhưng giờ đã trở thành nhân vật số một trong công ty. Sau này tôi mới biết, anh ấy là một vị tiền bối rất đáng kính, rất tốt bụng, luôn giúp đỡ hậu bối.


Anh ấy từng học tại một trường danh tiếng ở Mỹ. Sau khi tốt nghiệp, để nâng cao bản thân, anh ấy đã chọn đi làm cho công ty. Anh ấy ngồi bên cạnh tôi chưa đến một tuần đã khiến một người mới bước chân vào xã hội như tôi cũng có thể thuộc làu thành tích của anh ấy.


Trong thời gian công tác ở công ty trước, anh ấy từng đi du học tại một ngôi trường danh tiếng ở Mỹ. Sau khi tốt nghiệp, để nâng cao năng lực bản thân, anh ấy lựa chọn tới công ty tôi làm việc. Ngồi cạnh anh ấy chưa được bảy ngày, mà một kẻ mới đi làm vài tháng như tôi đã hoàn toàn ý thức được thực lực của anh ấy.


Từ ngày hôm đó trở đi, tôi bắt đầu để ý vị tiền bối này hơn.


Ngày nào anh ấy cũng tan ca rất muộn. Trước khi ra về, anh ấy còn cẩn thận sắp xếp lại bàn làm việc vô cùng gọn gàng ngăn nắp. Không phải kiểu dọn bàn sạch như li như lau, mà là sắp xếp các giấy tờ văn kiện theo đề mục rõ ràng để có thể dễ dàng tìm được khi cần. Dọn dẹp xong, anh ấy bắt đầu ghi lại những việc cần làm vào ngày hôm sau lên giấy nhớ. Việc này đã giúp ích rất nhiều cho công việc của anh ấy vào ngày hôm sau.


Đừng xem nhẹ khái niệm thời gian


Khi làm việc cần chú ý hai điều sau: Một là mức độ ưu tiên, hai là thời gian hoàn thành công việc. Sau đó phân loại các công việc phải làm dựa vào hai tiêu chí này.


Trước tiên, phân loại dựa vào mức độ ưu tiên của công việc. Khi bạn đã nắm rõ mức độ ưu tiên của công việc, bạn sẽ chủ động hơn rất nhiều. Sau đó, tiếp tục phân loại dựa vào thời gian hoàn thành công việc. Phân chia rõ ràng công việc dễ hoàn thành và công việc không dễ hoàn thành. Rồi bạn sẽ chợt phát hiện ra, rất nhiều việc không hề "ngốn" thời gian như bạn nghĩ. Cứ như vậy, bạn sẽ trở nên chủ động hơn trong công việc.





Một số kiến nghị:


-Dù có bận thế nào thì đúng giờ luôn là cái gốc của mọi công việc.


-Người biết cách cân bằng giữa công việc và cuộc sống là người rất có tiềm lực phát triển.


-Tận dụng triệt để khả năng tập trung cao độ vào buổi sáng.


-Trước khi tan làm đừng quên bước sắp xếp lại cuối cùng, viết những việc cần làm vào ngày hôm sau.


-Khi vô cùng bận, nên bắt đầu bằng bước phân loại công việc dựa theo mức độ ưu tiên và thời gian hoàn thành.


-Đặt chuông báo thức ngày thứ hai đầu tuần sớm hơn bình thường 15 phút.


Một tuần mới bắt đầu, hãy chuyện bản thân từ trạng thái OFF sang trạng thái ON. Cho dù bạn có cầu nguyện thế nào thì cuối tuần cũng không thể dài mãi được, cách tốt nhất khi buổi sáng thứ hai đến là dành toàn bộ tinh thần và sức lực vào giải quyết công việc của tuần mới.


Con người ai cũng phải trải qua mốc tuổi 20 năng động nhạy bén và tuổi 30 chững chạc chắc chắn. Vậy làm thế nào để đối mặt với hai giai đoạn này? Làm thế nào để bạn có thể vừa tận hưởng cuộc sống vừa không bỏ qua công đoạn tự đầu tư cho bản thân?





Độ tuổi 20, đặt hết tinh thần và sức lực vào công việc trước mắt


Tôi cho rằng, suy nghĩ đến việc cân bằng giữa công việc và cuộc sống ở độ tuổi 20 còn hơi sớm, lúc này nên tận lực tập trung vào công việc.


Cụ thể nên chú ý hai điểm sau: Một là nghỉ ngơi thật tốt; hai là phân chia mục tiêu công việc ngắn hạn và dài hạn. Mục tiêu công việc ngắn hạn là trong tuần này tháng này sẽ đạt được thành quả gì; còn mục tiêu công việc dài hạn là trong 3 năm, 5 năm, 10 năm nữa sẽ đạt được thanh tựu gì trong sự nghiệp.


Tự đầu tư cho bản thân là chỉ tìm hiểu học hỏi đọc các loại sách chuyên ngành khác nhau hoặc trải nghiệm các lĩnh vực khác nhau để mở mang tầm hiểu biết, biết thêm một ngôn ngữ…Thời gian tự đầu tư cho bản thân thường là một buổi trong tuần và nên là cả một ngày cuối tuần.


Độ tuổi 30, dành nửa ngày cuối tuần cho việc tự đầu tư cho bản thân


Người ở độ tuổi 30 là những người đã tích lũy được những kinh nghiệm và thành tựu nhất định trong sự nghiệp, và cũng đã đến tuổi kết hôn, lập gia đình, vì thế nên thời gian dành cho gia đình và thời gian để tự đầu tư cho bản thân cũng khó được đảm bảo.


Nhưng, dù vậy chúng ta vẫn nên dành ra chút thời gian cho bản thân. Cá nhân tôi cho rằng, vì chính mình và cả gia đình mình, chúng ta nên kiên trì dành nửa ngày cuối tuần cho tự đầu tư cho bản thân.


Người dành ngày cuối tuần (mỗi ngày 8 giờ) cho tự đầu tư cho bản thân, một năm trôi qua, thời gian tự đầu tư cho bản thân sẽ là 400 giờ. Trong 5 năm, sau 25 tuổi, nếu có thể tự đầu tư cho bản thân một cách hợp lí, đợi đến 30 tuổi, so với lúc trước, sự nghiệp của bạn sẽ có không gian phát triển vô cùng rộng mở.


Hy vọng những chia sẻ trên ít nhiều sẽ giúp được các bạn.


EmoticonEmoticon