Bằng óc sáng tạo và cách xử lý không gian thông minh, kiến trúc sư đã tạo lên một ngôi nhà linh hoạt với 7 tầng sử dụng, nhưng chiều cao chỉ bằng nhà 2 tầng.
Những ngôi nhà với diện tích hạn chế luôn là bài toán thách thứ thú vị cho khả năng sáng tạo của các KTS. Với ngôi nhà sau đây, KTS đã khéo léo sắp xếp 7 tầng với các công năng khác nhau, nhưng tổng chiều cao chỉ bằng một tòa nhà 2 tầng.

"Chúng ta không cần phải sống theo cùng một cách với tất cả những người hàng xóm xung quanh, chúng ta có thể tạo ra một cuộc sống độc đáo cho chính mình "
Thông tin công trình:
- Tên công trình: Miyamoto House.
- Thiết kế: Tato Architects
- Địa điểm: Osaka, Nhật Bản.
Hầu hết chúng ta sống khá giống nhau, trong một căn nhà hình hộp với một khu vực phòng khách, khu vực bếp và các phòng ngủ. Nhưng đôi khi có vài sự khác biệt, một kiến trúc sư Nhật Bản_Tato đã thay đổi khái niệm này, một ngôi nhà được xây dựng từ đống đổ nát với sự sắp xếp phân tầng hoàn toàn mang tính cách mạng và có lẽ mang vẻ đẹp độc nhất. Ngôi nhà Nhật Bản này là một trong những dự án của ông, với độ cao khoảng hai tầng như hầu hết các căn nhà khác, kiến trúc sư Yo Shimada (công ty kiến trúc sư tato) đã tạo ra bảy tầng sống khác nhau, tại sao không? Ngôi nhà này có cách chia xoay các tầng để đưa bạn đến từng không gian theo hướng này hoặc hướng khác, thách thức những quan niệm sống truyền thống lâu đời của chúng ta
Nhu cầu ngôi nhà được thiết kế cho một gia đình gồm ba người có rất nhiều vật dụng hàng ngày. Chủ nhà đã đưa ra đầu bài cho các kiến trúc sư của Tato một yêu cầu rất cụ thể: "xây dựng một ngôi nhà mà các thành viên trong gia đình có thể cảm thấy gần nhau bất kể họ ở đâu trong nhà" - và kiến trúc sư đã giải quyết giúp họ. Đây là lý do tại sao không có bất kỳ bức tường ngăn nào, và các phân chia không gian duy nhất là trần nhà và sàn nhà. hơn nữa kiến trúc sư tuyên bố rằng "các phòng riêng không cần thiết vì họ cảm thấy cô đơn khi rút lui vào không gian của mình, và không gian lưu trữ cũng không cần thiết bởi vì họ không muốn giấu mọi thứ."

Tầng 1 của ngôi nhà giản dị với các đồ nội thất phong cách triết trung cổ điển.
Tất cả các vật dụng thiết yếu đều ở trong nhà ngoại trừ những thứ không ở nơi bạn muốn. Chúng ẩn chứa ở đây hay ở nơi nào đó nhưng theo gian, việc sử dụng chúng trở nên bản năng, bằng chứng về bản chất con người rất dễ thích nghi với bất kì nơi nào họ sống. Bạn có thể thấy sự chuyển đổi, của ngôi nhà từ khi dự án bắt đầu đến nơi sinh sống của nó. giống như bất kỳ không gian, người sử dụng làm cho nó trở thành của riêng mình. Đó là thói quen của họ, mọi thứ đều ở nơi họ muốn. Đối với chúng tôi nó có thể có vẻ lộn xộn, nhưng đối với chủ sở hữu nó có một trật tự ẩn đến hoàn hảo. Bạn sẽ thấy, chúng ta không cần phải sống theo cùng một cách với tất cả những người hàng xóm của chúng ta, chúng ta có thể tạo ra một cuộc sống độc đáo cho chính mình - tất cả chỉ là một chút tưởng tượng.

Ngôi nhà không có nhiều không gian lưu trữ, các khoảng trống được tận dụng để đựng đồ đạc một cách linh hoạt.

Mỗi cốt cao độ đều có tác dụng khác nhau, nhằm tạo lên các vùng không gian riêng tư và sử dụng linh hoạt.

Vì có diện tích hạn chế nên các đồ vật thiết yếu mới được sử dụng, còn các đồ dùng ít sử dụng sẽ được loại bỏ, nhằm tạo ra tổng thể khoáng đạt cho không gian.

Các cốt cao độ đều tận dụng ánh sáng tự nhiên, màu trắng của sơn cùng ánh sáng dịu giúp cả ngôi nhà không cần chiếu sáng vào ban ngày.


Các không gian đều " trông " thấy nhau, điều này tạo lên một sự kết nối giữa các thành viên trong gia đình, nhưng vẫn đảm bảo khoảng riêng tư với các vùng không gian khác nhau.


Thật gọn gàng và thông minh đúng không nào ?

Dù có đến 7 cốt cao độ khác nhau, nhưng chiều cao ngôi nhà chỉ bằng tòa nhà 2 tầng mà thôi !

3D concept của ngôi nhà đầy tính linh hoạt này !
Theo Designs
Related Posts



Ít ai biết rằng nền du lịch của “xứ sở vạn đảo” Indonesia phụ thuộc vào một hòn đảo duy nhất là Bali. Nội dung nổi bật: Bối cảnh: Sớm được phát hiện và đưa vào khai thác bởi người Hà Lan vào những năm 1920. Bali bị "chìm vào quên lãng" khi chiến tranh thế giới và cuộc chiến giành độc lập Indonesia nổ ra. Kế hoạch: Hiểu được sự phức tạp của văn hóa và tín ngưỡng địa phương. Chính quyền Indonesia quyết định biến Bali thành một mũi tàu để kéo nền kinh tế của cả nước. "Đến thăm Bali" là mẫu quảng cáo được đầu tư không kém gì "Đến thăm Indonesia". Kết quả: Thông qua nhiều thập kỷ đầu tư bài bản, Bali dần trở thành một điểm đến quen thuộc của du khách trên khắp thế giới, thậm chí còn nổi tiếng hơn cả Indonesia. Đến năm 2017, Bali đón nhận gần 6 triệu lượt khách quốc tế, gần bằng 1/2 cả nước Việt Nam cộng lại. Thiên đường "chuẩn Châu Âu" Nhiều thập kỷ trước khi giành được độc lập, Indonesia và đặc biệt là Bali đã được khám phá bởi Henrik Van Kol. [Case Study] Bali - Hòn đảo nhỏ cân cả vạn đảo Indonesia, thiên đường nhiệt đới chuẩn châu Âu - Ảnh 2. Là đại diện của chính quyền Hà Lan thời bấy giờ. Henrik với nhiềm đam mê khám phá của mình đã chu du nhiều nơi tại Indonesia như Sumatra, Java, hay Bali từ những năm 1902. Có thể hiểu được Java và Sumatra vì đây là hai đảo lớn với hoạt động giao thương tấp nập cũng như sự kiểm soát chặt chẽ của Hà Lan. Nhưng chuyến "ghé thăm" Bali của ông là hoàn toàn đến từ sự tò mò cá nhân, Henrik quyết định đi khám phá bất chấp những hiểm nguy rình rập vì những lời đồn về một hòn đảo theo đạo Hindu tuyệt đẹp. Và chuyến đi Bali của ông đã trở thành "huyền thoại". Trở về Hà Lan, Henrik lập tức phát hành một quyển sách mang tên Out of Our Colonies (Bên ngoài thuộc địa), mô tả về một đất nước đầy huyền bí với hàng vạn đảo ở Đông Nam Á. Trong tổng cộng 826 trang sách, Bali vinh dự được nhắc đến và trở thành một phần chính với 123 trang. Quyển sách đó trở thành "top seller" tại Hà Lan và nhanh chóng biến Bali thành một điểm đến hấp dẫn. Rất nhiều thành viên trong chính quyền Hà Lan đang sống tại Java và Sumatra lập tức trở nên tò mò và bắt đầu đến tham quan khu vực lạ lẫm này. [Case Study] Bali - Hòn đảo nhỏ cân cả vạn đảo Indonesia, thiên đường nhiệt đới chuẩn châu Âu - Ảnh 3. Vài năm sau đó, Cục du lịch Hà Lan bắt đầu mở ra những tour du lịch khắp Indonesia, bắt đầu từ hai đảo chính là Sumatra và Java, và kết thúc ở "thiên đường nhiệt đới" Bali. Nếu như Sumatra và Java sở hữu một diện tích lớn và địa hình phức tạp, rất khó để khám phá trong thời gian ngắn, thì Bali với "lợi thế" nhỏ của mình cung cấp một khu vực "dày đặc" các điểm tham quan. Từ năm 1924, chính quyền Hà Lan quyết định cung cấp dịch vụ tàu định kỳ mỗi tuần từ Batavia (ngày nay là Jakarta) đến Bali. Chiếc tàu trên thường neo đậu và đón khách từ sáng thứ 6 và cung cấp một "gói nghỉ dưỡng" hai ngày một đêm, trở về vào tối Chủ Nhật. Bali trở thành một địa điểm quen thuộc để "trốn" cuối tuần đối với các thành phần giàu có tại Indonesia thời bấy giờ. Với số lượng khách ngày một tăng, Bali quyết tâm giữ vững các thế mạnh văn hóa và tôn giáo của mình để tạo nên một hình ảnh hoàn toàn khác biệt so với Sumatra hay Java. Đặc biệt là tôn giáo Hindu độc nhất ở Bali, nổi bật so với bất kỳ nơi nào trên thế giới. [Case Study] Bali - Hòn đảo nhỏ cân cả vạn đảo Indonesia, thiên đường nhiệt đới chuẩn châu Âu - Ảnh 4. Trong những năm từ 1902 đến 1925, Indonesia ngày càng trở thành một điểm đến nổi tiếng được hàng loạt quyển sách nhắc đến, và không có quyển nào là không nhắc tới Bali. Trong đó nổi tiếng nhất là quyển "Bali" của Dr. Gregor Krause từ Đức, quyển sách miêu tả lại chuyến đến thăm "hòn đảo của Chúa" của ông. Đến năm 1925, không chỉ Hà Lan mà đến lượt Anh cũng bắt đầu cung cấp các tour du lịch đến Bali, biến đây thành một trong những đại diện cho khu vực nhiệt đới Đông Nam Á. Không lâu sau đó, nguồn tiền đầu tư từ Châu Âu cũng bắt đầu đổ về Bali. Các khu nghỉ dưỡng và khách sạn bắt đầu mọc lên nhanh chóng từ dòng tiền Châu Âu cũng như các "đại gia" trong nước. Nhưng tiếc rằng Bali đang trên đà phát triển lại đột ngột bị bỏ hoang khi Thế chiến thứ hai nổ ra. Sự vào cuộc của chính quyền Indonesia [Case Study] Bali - Hòn đảo nhỏ cân cả vạn đảo Indonesia, thiên đường nhiệt đới chuẩn châu Âu - Ảnh 5. Chật vật giành lại độc lập vào năm 1949, Bali lúc này đã đánh mất lượng khách du lịch đã có và trở thành một hòn đảo "hoang". Tuy vẫn được ghé thăm bởi một số nhân vật quan trọng nhưng ngành du lịch tại Bali gần như bị "khai tử". Mãi đến cuối những năm 1960, chính quyền Indonesia mới kiểm soát được tình hình và quyết định "hồi sinh" ngành du lịch tại Bali. Kể từ đó "Bali" luôn là đại diện cho những chương trình quảng bá du lịch của cả Indonesia, "Visit Indonesia" hay "Visit Bali" đều được sử dụng song song với nhau. Điều đó dẫn tới gần một nửa du khách ghé thăm Indonesia nhưng thực ra là đến Bali (một con số khá bất ngờ nếu bạn biết rằng quốc gia này có tận 17.600 đảo lớn nhỏ). Du khách đổ về Bali không chỉ là do mong muốn, họ còn được đích thân chính quyền Indonesia "mời gọi" đến với thiên đường này. Xét về khía cạnh chính trị, việc dồn hầu hết du khách vào một chỗ cũng sẽ giúp chính quyền Indonesia đỡ "nhức đầu" hơn. Nhưng tại sao Bali lại thành công đến thế? [Case Study] Bali - Hòn đảo nhỏ cân cả vạn đảo Indonesia, thiên đường nhiệt đới chuẩn châu Âu - Ảnh 6. Sự thành công của Bali đến từ một quá trình đầu tư phát triển rất dài của chính quyền Indonesia. Hơn 10 năm kể từ khi quyết định "mở cửa" Bali, vào những năm 1970, "kho báu" khi xưa mới dần dần tìm lại được sức hấp dẫn trong mắt các du khách quốc tế. Đến những năm 1980, Bali đón nhận một nguồn vốn khổng lồ đổ vào hạ tầng giao thông và du lịch, đứng đằng sau đó không ai khác vẫn là chính phủ Indonesia và những nhà đầu tư quốc tế lớn được chính phủ khuyến khích kinh doanh tại đây. [Case Study] Bali - Hòn đảo nhỏ cân cả vạn đảo Indonesia, thiên đường nhiệt đới chuẩn châu Âu - Ảnh 7. Đến những năm 1990, Indonesia quyết định đầu tư mạnh vào quảng cáo để tiếp tục phát triển Bali. Năm 1992 được nước này gọi là năm "Đến thăm Indonesia", nhưng trọng tâm vẫn là Bali. Suốt một năm đó, truyền thông quốc tế được chính quyền Indonesia trả một khoản tiền không nhỏ để liên tục chiếu những mẫu quảng cáo về Bali, thậm chí là cái tên "Indonesia" còn không xuất hiện trong những mẫu quảng cáo, khiến không ít du khách hoàn toàn không biết Bali trực thuộc quốc gia này. Đến cuối những năm 1990, gần 30 năm kể từ lúc "mở cửa" cho Bali, chính quyền Indonesia tự tin rằng mình đã khai thác tối đa kho tàng kia và quyết định thêm một địa điểm mới là Lombok vào danh sách. [Case Study] Bali - Hòn đảo nhỏ cân cả vạn đảo Indonesia, thiên đường nhiệt đới chuẩn châu Âu - Ảnh 8. Tuy cũng nhận được không ít đầu tư, nhưng cho đến nay Lombok vẫn kém xa Bali về tính hiệu quả. Đa phần là do "cái bóng" của Bali đã quá lớn, và một phần là do văn hóa đạo Hồi khá khắt khe với các hoạt động "ăn chơi" tại đây. Kết quả Tính đến năm 2017, gần 6 triệu lượt khách đã đến với "thiên đường" nhiệt đới Bali (trong tổng số 14 triệu lượt khách quốc tế đến thăm Indonesia). [Case Study] Bali - Hòn đảo nhỏ cân cả vạn đảo Indonesia, thiên đường nhiệt đới chuẩn châu Âu - Ảnh 9. Bali thành công đến nỗi chính quyền Indonesia phải chật vật tìm một "đệ tử" cho địa danh quá nổi tiếng này, và tiếc rằng đến nay vẫn chưa thực hiện được. Và đối với nhiều du khách, họ chỉ biết đến Bali chứ không hề nghe tới đất nước Indonesia xa lạ kia. Khiến Bali trở thành một Case Study khi quảng cáo "quá thành công". 


EmoticonEmoticon