Lúc yêu thì thương nhau hết lòng, lấy về lại suốt ngày cãi vã: Đừng tin vào tình yêu, đây mới là phẩm chất cần tìm nếu muốn vợ chồng hạnh phúc


Đúng, muốn hôn nhân hạnh phúc thì cũng cần tình yêu đấy. Nhưng nói gì thì nói, tình yêu cũng giống như một đống lửa, ban đầu cháy rất to, nhưng rồi thì cũng lụi tàn dần. Cuộc sống hiện đại bao nhiêu thứ phải lo toan, vợ chồng nào đủ sức mà giữ lửa cho 60 năm cuộc đời được. Một cuộc hôn nhân bền lâu cần một phẩm chất gì đó, rất khác!

\




Đã bao giờ bạn chứng kiến những cặp đôi, hồi sinh viên yêu nhau rất nồng nàn, lúc đi làm tối nào cũng chở nhau đi chơi, nhưng đến khi lấy nhau lại suốt ngày cãi vã, căm thù, và thậm chí còn dẫn đến ly hôn.

Tại sao lại có chuyện lạ lùng như thế?

Chẳng phải giống như một tựa bài hát của ban nhạc huyền thoại Beatles, tình yêu là tất cả những gì con người cần hay sao.

Đúng, vợ chồng muốn hạnh phúc thì cũng cần tình yêu đấy. Nhưng nói gì thì nói, tình yêu cũng là giống như một đống lửa, ban đầu cháy rất to, sau một khoảng thời gian thì cũng lụi tàn dần.

Cuộc sống hiện đại bao nhiêu thứ phải lo toan, vợ chồng nào đủ sức mà giữ lửa cho 60 năm cuộc đời được.

Khi được đặt ra câu hỏi này trên diễn đàn Quora, giáo sư Jordan Peterson, với 25 kinh nghiệm trong ngành tâm lý học lâm sàng, cho biết khả năng đàm phán, một khái niệm không xa lạ trong kinh doanh, lại mới là một trong những phẩm chất quan trọng nhất bạn nên tìm kiếm ở bà vợ (hoặc cả ông chồng) tương lai của mình.

Ông giải thích lý do trong các câu trả lời của mình như sau, được biên tập lại cho rõ ràng hơn với người đọc.

"Đôi khi vợ chồng cãi nhau vì bản thân họ có những mong muốn khác biệt. Vấn đề này cực kỳ nghiêm trọng khi một người muốn có con và một người không. Đôi khi lại do có bi kịch gì xảy ra, và nó tàn phá mối quan hệ của hai người, thường là bởi cái chết của đứa con.

Ngoài ra, cũng có những lý do phổ biến biến khác. Đôi khi vợ hoặc chồng hoặc cả hai chưa bao giờ thành thật với nhau. Vì vậy sự tin tưởng, điều kiện cần cho một mối quan hệ, có thể bị phá hủy."

Thông thường, các cặp đôi không biết cách đàm phán các nhu cầu của mình, một phần vì không tin nhau, một phần không biết kỹ năng. Nếu tiếp tục không thật lòng với nhau mà vẫn thích chơi trò tâm lý, thì vấn đề sẽ mãi không được lôi ra ánh sáng và giải quyết.

Nếu không thể giải quyết các vấn đề trong mối quan hệ hôn nhân, thì chúng sẽ tích tụ lại, sinh trưởng lên, và khi đủ lớn, kéo cả vợ chồng vào một hố sâu hiềm khích mãi không thoát ra được.

Để đàm phán thành công, giáo sư Jordan Peterson đưa ra một công thức cụ thể gồm năm bước:

Để đảm phán, bạn cần phải (1) sẵn sàng thương lượng (mặc dù đôi khi cũng phải thỏa hiệp với vợ/chồng) (2) biết chính xác mình muốn gì và tại sao mình muốn nó; (3) truyền thông lý do cho vợ/chồng một cách hiệu quả; (4) lắng nghe phản ứng của người kia, và điều chỉnh lại đề nghị của mình, nếu cần thiết; (5) trao lại cho họ sự rộng lượng tương tự khi họ lắng nghe đề nghị của mình.

Lý thuyết đủ rồi, đây là một ví dụ thực tế. Một trong những lời phàn nàn hàng đầu của các bà vợ về ông chồng của mình là tối không thể về đúng giờ.

Có thể là chồng mải đi đá bóng, giao lưu đế chế, hay hội bia bọt, kiếm cớ gì đi nữa thì các chị em cũng không thích, sinh ra bực tức.

Tuy khó chịu, nhưng các bà vợ hiếm lại nói thẳng vấn đề với chồng mà chỉ giận dỗi vô cớ, tệ hơn là cứ để chúng tích tụ trong lòng, sinh ra uẩn ức và đến một ngày không thể dồn nén được nữa thì phát nổ.





Để giải quyết, người vợ/chồng phải học cách đàm phán theo 5 bước trên, với thứ tự:

(1) Có tinh thần thương lượng: chứ không phải ra lệnh cho chồng như sếp, 7h anh phải có mặt ở nhà cho tôi.

(2) Biết chính xác bạn muốn gì và tại sao bạn muốn nó: người vợ thay vì nói chung chung, em muốn anh về sớm, cần phải tự hỏi mình lý do tại sao mình muốn điều đó.

Vì chị đồng nghiệp khoe chồng về sớm nấu cơm à? Hay vì thực sự mình cảm thấy cô đơn lúc 7h tối, nhà hàng xóm đang vui vẻ bên mâm cơm, còn vợ chỉ một mình trống vắng?

(3) Truyền thông: mặc dù đã lớn, nhưng các cặp vợ chồng vẫn rất hay ngại. Thay vì nói chính xác những gì họ thực sự cảm thấy, họ lại hay "bịa" ra nhưng lý do hoàn toàn xáo rỗng.

Người vợ có thể cảm thấy cô đơn khi tối phải ở một mình, nhưng lại ngại nói ra, vì sợ bị chê "sến", yếu đuối và trẻ con.

(4) Lắng nghe phản ứng của người kia, và điều chỉnh lại đề nghị của mình, nếu cần thiết. Giả sử chồng có nói không, người vợ thường ngay lập tức nổi điên và thế là cuộc cãi nhau bắt đầu.

Đấy không được gọi là đàm phán. Đàm phán cần thời gian, cần trao đổi, và cần chỉnh sửa, nên không có chuyện "một phát ăn ngay" được đâu.

(5) Trao lại cho họ sự rộng lượng. Đặt mình trong vai người đàm phán, và trao cho họ sự bình tĩnh giống như khi họ đã chịu lắng nghe mình.

Tóm tắt lại, hãy nhớ công thức của cuộc đàm phán:

"Đây là thứ vợ/chồng muốn. Vợ muốn chính xác chồng làm theo những gì vợ đề nghị. Nếu chồng không muốn làm theo cách đó, làm ơn đưa ra một giải pháp khác mà vợ nghe hợp lý, rồi vợ sẽ xem xét. Vợ cũng sẽ làm hệt như thế với chồng."

Lặp đi lặp lại câu nói đó. Từ giờ về sau.


EmoticonEmoticon