Danh sách 'ăn mày dĩ vãng' đã giúp tôi cảm thấy hài lòng và hạnh phúc hơn trong cuộc sống như thế nào?


Đây là cách hiệu quả với những ai mắc chứng FOMO - luôn lo sợ bản thân bỏ lỡ thứ gì đó.






Là một người yêu du lịch, tôi có một danh sách (bucket-list) những địa điểm phải đi, những cảnh đẹp luôn mơ ước được nhìn ngắm... Ngay bây giờ, có khoảng 10 quốc gia tôi muốn ghé thăm, tôi cũng muốn trau dồi kỹ năng nghệ thuật của mình. Tôi muốn thử thách bản thân trong công việc bằng cách viết cho nhiều nhà xuất bản khác nhau, ngoài ra còn cả tá những nghệ sĩ mà tôi muốn xem họ biểu diễn trực tiếp. Suýt quên, tôi còn muốn lên sân khấu đọc những bài thơ của mình trước đông đảo mọi người.





"Mình phải làm cái này, cái này hoặc cái này...". Tuy nhiên, bucket-list có thực sự hữu ích hay chỉ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và xấu hổ?

Dù bucket-list của bản thân giúp tôi có thêm động lực trong cuộc sống, nó cũng khiến tôi cảm thấy mệt mỏi, thậm chí là quá tải. Mỗi khi có ai nhắc đến vài điều trong danh sách mà tôi chưa đạt được, tôi lại cảm thấy thật kém cỏi, đáng hổ thẹn.

Thật may mắn, giữa vô vàn những dự định trong bucket-list, tôi đã học được về một thứ rất hay ho: Bucket-list ngược (reverse bucket-list, hay còn gọi là danh sách ăn mày dĩ vãng). Thực chất, đây là phương pháp đáng chú ý mà nhiều người đã thực hiện.

Bucket-list ngược khá đơn giản: Thay vì viết ra tất cả những gì bạn hy vọng ngày nào đó sẽ đạt được, hãy viết ra danh sách những gì bạn đã làm được, những gì khiến bạn cảm thấy tự hào.

Dù đối lập với bucket-list thông thường, bucket-list ngược là cách hữu hiệu để bạn tự khích lệ bản thân.





Lợi ích mà 'bucket-list ngược' đem lại

Thực tế, các nhà nghiên cứu chưa xem xét lợi ích thực sự của bucket-list ngược, tuy nhiên phương pháp này lại tập trung vào những chủ đề được nghiên cứu kỹ, bao gồm cả lòng biết ơn.

Lòng biết ơn ở đây không chỉ là những gì bạn có, bạn nhận được trong một thời điểm nhất định. Nó còn là sự trân trọng với những gì bạn đã làm được hoặc trải qua trong quá khứ.

Một nghiên cứu vào năm 2015, được đăng trên tạp chí The Journal of Positive Psychology(Tâm lý học Tích cực) cho thấy, sự biết ơn có thể làm tăng giá trị tổng thể của con người.

Những người tham gia được yêu cầu nhớ lại và viết về 3 điều tốt đẹp đối với họ trong 48 giờ vừa qua, làm như vậy mỗi ngày trong 1 tuần. Bằng cách nhắc lại những trải nghiệm tích cực, những người tham gia cảm thấy mãn nguyện và hạnh phúc hơn.

Bucket-list ngược giống như một bài tập về lòng biết ơn: Mỗi trải nghiệm, mỗi thành tựu đều xứng đáng được vinh danh và bạn nên cảm thấy tự hào vì chúng.

Phương pháp này cũng có tác dụng rèn luyện trí nhớ, giúp chống lại sự cô đơn, chán nản và lo lắng trong mỗi con người. Tờ New York Times từng nhận xét về 'bucket-list ngược' rằng: "Nó giúp ta cởi mở hơn với người lạ, khoan dung hơn với những kẻ ngoài cuộc".

Viết ra bucket-list ngược cũng giống như tập hợp danh sách nhạc hoài cổ - tuy đã cũ nhưng đều là những bài hát hay nhất mà bạn từng nghe.

Cuối cùng, viết ra bucket-list ngược còn cho ta cảm giác tiến bộ.

Bucket-list truyền thống từng được giới trẻ tung hô, người ta đua nhau viết ra những điều tuyệt vời "cần làm trước khi chết". Tuy nhiên, càng đẹp đẽ bao nhiêu, tính khả thi lại xa vời bấy nhiêu.

Rốt cuộc, nó khiến ta cảm thấy nặng nề, nghiêm trọng hơn là u uất và buồn chán khi vẽ ra mà chẳng làm nổi.

Do đó, theo dõi những gì đã đạt được giúp bạn tăng lòng tự trọng, có thêm động lực sống và đơn giản là cảm giác mãn nguyện.

Làm thế nào để tự tạo ra bucket-list ngược của bản thân?

Rất đơn giản: Hãy viết ra những điều khiến bạn cảm thấy tự hào trong quá khứ. Xong! Bạn đã có bucket-list ngược của bản thân.

Không hề có con số nhất định vì đây là danh sách của riêng bạn. Một số blogger ghi ra hẳn 50 thành tựu mà họ đã đạt được, thậm chí nhiều hơn. Chỉ cần ghi lại 10 - 15 điều đẹp đẽ nhất bạn đã trải qua, khi nào nhớ ra thêm thì bổ sung tiếp.

Lục lại trí nhớ, xem lại những bức ảnh đã đăng lên mạng xã hội. Tính năng "On This Day" trên Facebook cũng là một cách hay để soạn ra bucket-list ngược.

Nếu bạn vẫn cảm thấy hoang mang vì không thể tìm thấy thứ gì đáng coi là thành tựu trong đời. Hãy thử viết ra những thứ nhỏ bé hơn, chỉ đơn giản như những khoảng khắc ý nghĩa với gia đình, bạn bè.

Khi viết ra bucket-list ngược của bản thân, tôi đã xen kẽ những thành tích lớn nhỏ khác nhau. Bằng cách đó, tôi càng trân trọng những thứ nhỏ bé hơn, dù gì chúng đều có ý nghĩa nhất định với cuộc đời bạn.

Dưới đây là 10 điều đầu tiên trong bucket-list ngược của tôi:

1. Bài viết của tôi được in trên một tạp chí tầm cỡ quốc gia

2. Nhảy múa vui vẻ tại một lớp học Zumba dù tôi không phải là vũ công chuyên nghiệp

3. Leo lên đỉnh núi Thórsmörk ở Iceland

4. Bỏ thói quen tiêu tiền hoang phí, tiết kiệm để mua thứ mình thích nhất

5. Được giáo viên và sinh viên vinh danh khi còn học Đại học

6. Tự cắt tóc để khỏi phải ra tiệm làm đầu

7. Đi du lịch nước ngoài một mình

8. Trở thành khách mời nổi bật trên Podcast vào năm 19 tuổi

9. Được biểu diễn trên sân khấu tại nhà hát Orpheum ở Minneapolis tận 2 lần

10. Tự thoát khỏi vài mối quan hệ chẳng ra đâu với đâu

Sau khi viết xong bucket-list ngược, hãy đặt nó bên cạnh bucket-list truyền thống của bạn. Hay thậm chí là note lại trên điện thoại, màn hình máy tính... Nghe hơi khó chịu nhưng đây cũng là một cách khoe khoang tích cực về những gì bạn làm được.

Thay vì lo lắng và bực bội vì những gì chưa làm được, bạn cảm thấy tự hào và hài lòng hơn về cuộc sống. Không có ai vô dụng cả, dù ít hay nhiều bạn vẫn có những thành quả nhất định.

Nếu ngày hôm nay bạn cảm thấy kiệt sức vì mệt mỏi và áp lực, hãy thử viết ra bucket-list ngược, chắc chắn bạn sẽ cảm thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn.a


EmoticonEmoticon