Bên trong Explorers Club - Câu lạc bộ dành cho những nhà thám hiểm hàng đầu thế giới, có cả Elon Musk, Jeff Bezos và James Cameron là thành viên


Ngoài ra trong lịch sử của câu lạc bộ huyền thoại này, còn những cái tên nổi tiếng khác như Neil Amstrong, Buzz Aldrin và cố tổng thống Mỹ Teddy Roosevelt.





Lịch sử thế giới chứa đầy các câu lạc bộ bí mật với những thành viên ưu tú, như hội Freemason hay Illuminati. Được che đậy trong bức màn bí ẩn, tên tuổi những câu lạc bộ này trở thành các huyền thoại của thế giới.

Trong một ngôi nhà xa hoa của khu Thượng Manhattan là trụ sở của một câu lạc bộ huyền thoại, cho dù không nhiều bí mật như những cái tên kể trên – Explorers Club.

Được thành lập từ năm 1904, Explorers Club là một câu lạc bộ chuyên nghiệp, hoạt động như một địa điểm tụ họp của những nhà thám hiểm, những nhà khoa học và dành cho bất cứ ai có niềm quan tâm đến việc khám phá khoa học. Explorers Club cũng tài trợ, quảng bá và hỗ trợ cho các cuộc thám hiểm trên toàn thế giới.

Các thành viên hiện tại và trong quá khứ của câu lạc bộ bao gồm các phi hành gia Buzz Aldrin và Neil Amstrong, đạo diễn phim James Cameron, nhà sáng lập Tesla và Space-X Elon Musk, CEO Amazon Jeff Bezos, cố tổng thống Mỹ Teddy Roosevelt, và phi công Charles Lindberg.

Năm 2014, Explorers Club đã mời trang Business Insider thực hiện một chuyến tham quan độc quyền vào bên trong câu lạc bộ có tính lịch sử này.

Explorers Club nằm trên phố East 70th Street ở Manhattan, gần Công viên Trung tâm. Mặt tiền theo phong cách Jacobean của ngôi nhà khiến nó có thể được nhận ra gần như ngay lập tức.

Trụ sở của the vốn là ngôi nhà của Stephen C. Clark, người thừa kế của tập đoàn sản xuất máy may Singer và là người thành lập viện bảo tàng bóng chày Baseball Hall of Fame. Thành viên câu lạc bộ và cũng là nhà văn nổi tiếng Lowell Thomas sau đó mua lại ngôi nhà và trao tặng tài sản đó cho câu lạc bộ.

Phòng khách ở phía trước tràn ngập những dấu vết của lịch sử, bao gồm cả nhiều món đồ trong khoảng thế kỷ 15 và thế kỷ 16 từ châu Âu. Chiếc bàn café bằng gỗ vốn là nắp miệng khoang hàng trên con tàu USC&GS Explorer, một tàu thám hiểm và nghiên cứu, một trong số ít tàu chiến sống sót qua khỏi cuộc tấn công Trân Châu Cảng vào năm 1941.





Đây là chiếc ghế từng thuộc về hoàng hậu Wanrong, vợ của Phổ Nghi, vị hoàng đế cuối cùng của Trung Quốc và là người cai trị cuối cùng của Triều nhà Thanh.





Câu lạc bộ cũng có một số đồ tạo tác từ chuyến thám hiểm của Robert Peary tới cực Bắc vào năm 1909, trong đó bao gồm đôi găng tay hở ngón làm từ da loài chó biển của Matthew Henson, bạn đồng hành đầu tiên của Peary và là người Mỹ gốc Phi đầu tiên gia nhập vào câu lạc bộ này năm 1937. Bên cạnh đó là hộp sữa mạch nha đóng hộp của chuyến thám hiểm.





Nhà thám hiểm người Nauy Thor Heyerdahl sử dụng quả địa cầu này để lên kế hoạch cho chuyến đi bè làm bằng gỗ balsa bản xứ từ Peru đến Polynesia. Heyerdahl nhận được sự hỗ trợ vô giá từ các thành viên câu lạc bộ. Trong khi câu lạc bộ có một khoản quỹ nhỏ khoảng 125.000 USD cho các chuyến thám hiểm thực tế, mục đích thực sự của họ nằm ở việc kết nối những người này với phương tiện của các nhà thám hiểm.





Heyerdahl muốn thực hiện chuyến thám hiểm của mình để chứng minh những người bản xứ có thể đã băng qua Thái Bình Dương trước khi người châu Âu đến và định cư trên các hòn đảo ở Polynesian. Nhóm thám hiểm lên bờ sau hành trình dài 101 ngày, băng qua 4.300 dặm (khoảng 6.900 km). Đây là một trang từ quyển nhật ký của Heyerdahl vào ngày họ tìm thấy đất liền.





Tòa nhà này có một thang máy cổ bên trong. Chúng ta đang hướng tới nơi 3.000 thành viên của câu lạc bộ thường gặp nhau.





Đây là một trong hai phòng sự kiện chính của tòa nhà. Nó từng là thư viện của Clarke trước đây và nó vẫn duy trì được nét đặc trưng đó. Trần nhà được lấy từ một tu viện ở Ý.





Câu lạc bộ thường xuyên được sử dụng cho các cuộc thảo luận và hội nghị, nơi các nhà thám hiểm có thể giới thiệu các phát hiện của họ. Tại đây, nhà điều tra hàng hải Barry Clifford đã kể về một con tàu đắm đã 500 năm tuổi, được tìm thấy trên bờ biển Haiti. Ông tin rằng con tàu này có thể là một trong các con tàu của Christopher Columbus.





Nhà điêu tra hàng hải Barry Clifford phát biểu trong một buổi hội thảo tại Explorers Club ở New York vào ngày 14, tháng Năm vừa qua.

Đây là bức vẽ của Adolphus W. Greely, chủ tịch đầu tiên của Explorers Club. Nó miêu tả chuyến thám hiển năm 1881 đến Bắc Cực của Greely. (18 trong tổng số 24 thành viên của đoàn thám hiểm đã chết vì nhiều nguyên nhân khác nhau vào thời điểm họ được giải cứu trong năm 1884). Có tin đồn cho rằng, Greely sau đó đã bị ám ảnh vì việc một số thành viên trong đoàn đã ăn thịt lẫn nhau.





Con gấu Bắc cực nhồi bông này là trở thành một vật thu hút sự chú ý. Nó là món quà từ diễn viên Rudolph Valentino, người săn thú trên bãi biển Chukchi vào năm 1969. Nhấn vào một nút bấm ở đế và con gấu sẽ gầm lên.





Dãy cổng vòm ở phía bên cạnh sân sự kiện chính này thật tuyệt đẹp. Hàng lan can ở phía bên cạnh đó được nhập khẩu từ một tu viện của Pháp theo phong cách thế kỷ 15 ở Pyrenees.





Đá trên sân trong được đặt riêng cho các thành viên. Theo tạp chí Outside Magazine, độ tuổi trung bình của 3.000 thành viên trong câu lạc bộ này là 65. Không phải tất cả bọn họ đều là các nhà khoa học, những nhà leo núi hay các phi hành gia, nhiều người trong số họ chỉ đơn giản là những nhà du lịch giàu có.





CEO của Tesla và Space-X, Elon Musk đã là một thành viên lâu năm của câu lạc bộ này. Năm 2014, câu lạc bộ đã trao cho ông Giải thưởng cho Khám phá và Công nghệ (Award for Exploration and Technology) của chủ tịch vì đã “cách mạng hóa việc khám phá không gian và vận tải bền vững.”





Phòng Clark Room là phòng họp chính của câu lạc bộ. Explorers Club duy trì khoảng 26 thành viên (19 người ở Mỹ, 7 người ở nước ngoài). Để trở thành một thành viên, bạn phải tham gia trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học và được một thành viên hiện tại của câu lạc bộ tiến cử.





Những lá cờ này đặc biệt quan trọng với truyền thống của câu lạc bộ. Các thành viên câu lạc bộ, những người tham gia các chuyến thám hiểm sẽ mang theo một lá cờ Explorers Club với họ tới đích đến. Để làm như vậy, họ phải đệ trình một bài tiểu luận nhỏ về mục đích của chuyến thám hiểm.





Lá cờ bên phía trái là bản nháp đầu tiên của lá cờ. Bên phía phải là bản nháp thứ hai, từng được Roy Chapman Andrews mang theo trong chuyến đi xuyên qua sa mạc Gobi vào năm 1925.

Các nhà thám hiểm trong các chuyến đi lớn trên thế giới đã mang theo những lá cờ này: tới đỉnh núi Everest, Nam Cực và Bắc Cực, và tới cả mặt trăng. Câu lạc bộ có mối quan hệ cao cấp với NASA. Neil Amstrong và Buzz Aldrin đã mang theo một phiên bản thu nhỏ lá cờ của Explorers Club khi tới mặt trăng, và nó đã được mang theo trên nhiều nhiệm vụ Apollo khác.





Các lá cờ thường được tham gia vào hàng loạt chuyến thám hiểm. Lá cờ này, chiếc tiên phong trong số 19 chuyến thám hiểm, đã được đặt ở điểm cao nhất thế giới (đỉnh Everest) và điểm sâu nhất thế giới (khe nứt Challenger Deep).





Jeff Bezos, CEO của Amazon và là nhà sáng lập công ty không gian Blue Origin, gần đây cũng đã trở thành một thành viên của câu lạc bộ này. Ông đã dẫn đầu một cuộc thám hiểm vào năm 2013 để khôi phục các động cơ tên lửa F1 ở dưới đáy đại dương, chúng vốn từng được sử dụng trong các nhiệm vụ không gian Apollo vào thập niên 60. Vì nỗ lực này, ông đã nhận được một lá cờ Explorers Club, và sau đó ông đã trả lại nó vào năm 2014.




Đạo diễn phim James Cameron cũng là một thành viên của câu lạc bộ. Phó chủ tịch Explorers Club, David Concannon cho biết ông và thành viên khác, Ralph White, mất 4 năm để thuyết phục Cameron gia nhập câu lạc bộ. Ông Cameron không nghĩ mình đủ tiêu chuẩn của câu lạc bộ.





Khắp mọi nơi trong căn nhà là các hiện vật của những chuyến thám hiểm trong quá khứ. Robert Peary và Matthew Henson đã mang theo chiếc xe trượt tuyết khổng lồ này trong suốt hành trình của họ tới Bắc Cực.





Câu lạc bộ cũng duy trì một phòng lưu trữ tài liệu đầy đủ về tất cả các thành viên cũng như mọi lá cờ thám hiểm mà thành viên câu lạc bộ đã mang theo.





Mỗi thành viên đều có một hồ sơ lưu trữ chứa đơn gia nhập, các báo cáo sử dụng cờ, các đoạn clip mới, hình ảnh và các hiện vật họ mang về. Đây là hồ sơ của Carl Akeley, cha đẻ của ngành nhồi xác động vật hiện đại.





“Khi các thành viên còn sống, họ ở trong phòng thành viên. Khi họ chết đi, họ sẽ được đặt ở đây để sống với tôi trong kho lưu trữ này.” Người quản lý câu lạc bộ, Lacey Flint nói với trang Business Insider.

Đây là đơn xin gia nhập của Teddy Roosevelt. Vào thời điểm Explorers Club được thành lập vào năm 1904, ông Roosevelt đã là tổng thống.





Phòng lưu trữ của câu lạc bộ còn chứa một bộ sưu tập khổng lồ các hình ảnh từ những chuyến thám hiểm. Vào đầu những năm 1900s, các máy chiếu ảnh được sử dụng để giới thiệu về chuyến thám hiểm khi họ trở về. Trong ảnh là Teddy Roosevelt và con trai mình, Kermit (cũng là một thành viên câu lạc bộ, người đứng cạnh con voi) trong một chuyến thám hiểm đi săn tại châu Phi.





Explorers Club cũng là nhà của một bộ sưu tập các quyển sách hiếm, phần nhiều trong số chúng là từ đầu những năm 1800.





Cầu thang lên Sảnh danh vọng được lấp đầy với hình ảnh của các thành viên nổi tiếng nhất.





Sảnh danh vọng dẫn tới phòng kỷ niệm chiến công, nơi chứa các hiện vật được mang về từ các chuyến thám hiểm – bao gồm cả nhiều xác động vật được nhồi.





Bên cạnh cửa bạn có thể thấy cái răng trước dài của con kỳ lân biển, trông giống như một cái ngà.





Còn có một con voi cực hiếm với bốn chiếc ngà, kết quả của việc đột biến gien. Armand Denis, thành viên câu lạc bộ và là một nhà làm phim tài liệu người Bỉ, đã sưu tầm được bộ ngà này.





Còn đây là chiếc ngà của một con voi mamut lông dài có tuổi thọ 250.000 năm tuổi, được treo trong phòng ăn hàng năm của câu lạc bộ từ năm 1951. Reverend Bernard Hubbard, một nhà thám hiểm danh tiếng nhưng không phải là thành viên câu lạc bộ, chuyên cung cấp thịt.





Câu lạc bộ còn nổi tiếng vì phục vụ các món ăn kỳ lạ trong bữa tối hàng năm của mình. Trong những năm gần đây, các món ăn đó là cá sấu được nấu cả con, nhện đen tarantula, nhãn cầu dê, giòi và sâu đất. Vé cho sự kiện dao động từ 375 USD cho đến 1.200 USD. Thường sẽ có khoảng 1.400 người tham dự.





Bếp trưởng Gene Rurka chụp ảnh với món cá sấu nấu cả con tại bữa tối hàng năm của Explorers Club lần thứ 110 vào năm 2014.

Đây là chân dung toàn thân của nhà thám hiểm người Đan Mạch, Peter Freuchen, người đã bị bỏ lại trong một trận bão tuyết trên đảo Baffin ở Canada vào năm 1923.





Ông Freuchen bị chôn vùi trong tuyết lở và chịu hàng loạt tổn thương ở chân do băng giá. Ông nhớ ra rằng người bản địa thường dùng phân chó đông cứng để làm công cụ, Freuchen nhanh chóng kích thích ruột của mình, làm đông cứng phân và tạo thành một cái đục để đào lỗ thoát ra ngoài.

Trên đường quay trở về trại, ông đã được cứu bởi Inuits, người trước đó bảo với ông rằng hãy cắn bỏ hết các ngón chân bị đông cứng do băng giá. Thay vào đó, ông đã dùng một cái búa đập vỡ chúng.

Giữa những chiếc ghế này là dương vật được bơm tinh trùng của một con cá voi, nó được trao tặng cho câu lạc bộ vào năm 1977.





Teddy Roosevelt đã bắn con sư tử này ở một trong những chuyến đi của ông đến châu Phi.





Trong khi câu lạc bộ từng nổi tiếng về việc săn các con thú lớn (hãy chú ý đến tất cả các con thú được nhồi xác trong nhà), từ lâu nó đã tìm cách tách mình ra khỏi quá khứ đó. Giờ đây, câu lạc bộ đang hướng tới việc bảo tồn và bảo vệ môi trường.

Tham khảo Business Insider

Theo Nguyễn Hải

Trí Thức Trẻ


EmoticonEmoticon