Đằng sau sự ngọt ngào: Sự thật khủng khiếp bên trong các trại nuôi ong lấy mật


Mật ong là thứ đã quá phổ biến, nhưng có mấy ai biết quá trình nuôi ong của con người diễn ra như thế nào đâu?





Mật ong từ lâu đã được con người biết đến và sử dụng trong cuộc sống hàng ngày bởi những công dụng đa dạng của nó. Dưới bàn tay khéo léo của con người, mật ong trở thành một thứ gia vị đặc biệt, vừa là một dược liệu quý giá không thể thay thế trong Đông Y.


Vô số các trại nuôi ong mọc lên với mục đích đáp ứng nhu cầu ngày một lớn dần của người tiêu dùng. Chúng ta đã quá quen thuộc với mật ong – nhưng đã bao giờ bạn tự hỏi điều gì đang xảy ra trong cuộc sống của những "công nhân" chăm chỉ kia? Câu trả lời có thể sẽ khiến không ít người xót xa và bất ngờ.
Ong chúa yểu mệnh

Cứ nhắc đến loài ong, chúng ta thường tưởng tượng đến một xã hội phân chia giai cấp và công việc rạch ròi. Cả tổ ong làm việc rất ngăn nắp và khoa học, dưới sự chỉ huy của ong chúa. Bởi vậy, muốn kiểm soát được ong, điều đầu tiên người ta làm đó là tác động đến ong chúa.





Lấy tinh trùng của ong đực



Tiêm vào ong cái

Một gia đình ong đoàn kết hay "tan đàn xẻ nghé " cũng từ ong Chúa mà ra. Muốn có bao nhiêu tổ ong, người ta cần bấy nhiêu con ong chúa được thụ tinh.

Tại các nguồn cung cấp ong chúa, nhân viên sẽ bóp chết một vài ong đực và lấy phần tinh dịch vào một kim tiêm. Dịch này sau đó sẽ được bơm thẳng vào cơ thể ong chúa.



Ong chúa sẽ được cho vào từng hộp nhỏ

Ong chúa sau đó sẽ được rao bán trên mạng hoặc đưa thẳng đến các trại nuôi ong bằng chuyển phát nhanh. Tất nhiên, quá trình này chẳng nhẹ nhàng gì. Chúng có thể bị thương hoặc chết đi mà chẳng ai thương xót.

Nhưng bấy nhiêu thôi chưa phải là hết. Chủ trại ong sẽ cắt cánh của ong chúa đi và đánh dấu chúng bằng bút màu.

Mực của các loại bút này được cho là gây ra các tác dụng rất xấu đến cơ thể ong chúa. Chúng sẽ bị choáng váng, mất đi thị lực, cụ thể như choáng váng, mất thị giác, đau đầu…





Bằng cách này, họ đảm bảo được ong chúa không thể trốn chạy và vì thế buộc cả đàn ong ở lại theo.
Hàng tổ ong bị tiêu diệt

Bỏ qua tất cả những công đoạn đầy vất vả mà ong thợ trải qua để tạo ra được sáp và mật ong, chúng còn phải chịu vô số những thiệt thòi.



Đưa thẳng ong vào máy tách

Ở nhiều nơi, ong phải ăn nước đường thay cho mật chúng làm ra - vì con người đã lấy hết sạch công sức của chúng đi bán.

Chưa hết: trong quá trình tách lấy cầu ong, mỗi trại nuôi sẽ có một phương pháp riêng để đuổi ong thợ khỏi tổ. Có những nơi dùng súng phun khói, có nơi dùng mùi cherry (vì ong ghét mùi này).

Có nơi lại nhẫn tâm hơn - cứ thế cho thẳng vào máy tách, để cho những con ong thợ muốn ra sao thì ra.





Ở một số nơi, chủ trại sẽ đốt hết tất cả các tổ ong trước mùa đông. Lí do là bởi trong điều kiện nhiệt độ thấp, năng suất hoạt động của ong kém.

Chi phí chăm sóc chúng lớn hơn số lãi mà việc bán mật mang lại nên nghiễm nhiên, cả đàn ong trở thành vật thừa thãi và họ đốt tổ ong để tận dụng diện tích đất nuôi ong vào việc khác.

Trong khi đó, một số trại nuôi nhân đạo hơn sẽ để ong được nghỉ ngơi trong mùa đông và chỉ tiếp tục khai thác vào mùa xuân chứ không đốt chúng.

Tuy nhiên, nếu như đàn ong mắc phải một loại bệnh không có thuốc chữa - để tránh lây lan ra những tổ khác thì giải pháp duy nhất là giết hết cả tổ. Việc này hiếm khi có ngoại lệ.


EmoticonEmoticon