Vì sao bạn vẫn nghèo? Đơn giản bởi cả thế giới đều tiến về phía trước còn bạn vẫn đứng im… chờ cơ hội
Huyền thoại chứng khoán Mỹ - tỷ phú Warren Buffett bắt đầu chơi cổ phiếu từ năm 11 tuổi và giờ đây ông thấy tiếc vì mình đã có một sự khởi đầu quá muộn. Còn bạn thì sao?
Chúng ta bị “đánh lừa” bởi những niềm tin sai lầm và luôn cho rằng mình đang chờ đợi cơ hội đến, nhưng thực tế là cơ hội đã trôi qua rất nhiều lần khi bạn chưa kịp nắm bắt.
Khi 20 tuổi, bạn nói rằng: Tôi còn quá trẻ
Người trẻ thường nghĩ rằng, mình còn quá nhiều thời gian để làm giàu. Do vậy, họ có tâm lý không cần phải tiết kiệm tiền từ sớm làm gì. Người trẻ sẽ không bị ốm, cái xe của họ vẫn chạy tốt và nếu thất nghiệp, người trẻ sẽ nhanh chóng tìm được một công việc mới.
Tuy nhiên, kinh nghiệm của những tỷ phú hàng đầu thế giới cho thấy, bạn nên tiết kiệm từ khi còn trẻ. Càng tiết kiệm được tiền sớm bao nhiêu thì bạn càng có thêm vốn đề đầu tư bấy nhiêu. Huyền thoại chứng khoán Mỹ - tỷ phú Warren Buffett bắt đầu chơi cổ phiếu từ năm 11 tuổi và giờ đây ông thấy tiếc vì mình đã có một sự khởi đầu quá… muộn. Còn bạn thì sao?
Khi 30 tuổi, bạn nói rằng: Tôi đã quá già
Không bao giờ là quá muộn để bắt đầu một điều gì đó, đặc biệt là với việc tiết kiệm tiền. Cho dù đó là việc bạn chưa từng làm bao giờ hoặc bạn bắt đầu lại sau khi vừa trải qua một cơn khủng hoảng tài chính thì cũng không quá quan trọng.
Mục đích của khoản tiền tiết kiệm là để giúp bạn đề phòng những trường hợp khẩn cấp. Bạn thất nghiệp, bạn bị ốm phải đi viện hay bạn phải sửa chiếc xe ô tô đắt tiền sau một vụ va chạm… Tất cả những khoản chi phí phát sinh sẽ được giải quyết một cách nhanh chóng nhờ khoản tiền tiết kiệm.
Khi 40 tuổi, bạn nói rằng: Tôi có quá nhiều món nợ phải trả
Bạn phải trả rất nhiều món nợ trước khi có thể cất tiền vào túi, đó là lý do bạn không thể tiết kiệm. Tuy nhiên, đây là một sai lầm. Chính vì không có khoản tiết kiệm nên bạn mới có quá nhiều chi tiêu phát sinh và nợ nần. Nếu không giải quyết được “bài toán khó” này, suốt đời bạn sẽ lâm vào cảnh nợ nần.
Thông thường, bạn có thể vừa tiết kiệm tiền vừa trả nợ dần. Dù mỗi lần bạn chỉ cất đi được vài ba đô la, nhưng hãy kiên trì “tích tiểu thành đại”. Và quan trọng nhất là khi tiết kiệm tiền, bạn sẽ luôn cảm thấy an tâm vì đã có một chỗ dựa tài chính.
Khi 50 tuổi, bạn nói rằng: Tôi không kiếm đủ tiền
Khi bạn chỉ sống dựa vào đồng lương ít ỏi, bạn sẽ cho rằng việc tiết kiệm tiền là không thể. Tuy nhiên, hầu hết chúng ta đều có những khoản chi tiêu không thực sự cần thiết và có thể cắt giảm khoản chi tiêu đó để tiết kiệm.
Chẳng hạn, thay vì uống cà phê mỗi sáng, bạn có thể mua một cái máy pha cà phê và để dành ra một khoản tiền tiết kiệm. Thực tế cho thấy, lương càng thấp thì chúng ta càng nên tiết kiệm bởi sẽ có rất nhiều chi phí phát sinh bất ngờ mà đồng lương không đủ để chi trả.
Khi 60 tuổi, bạn nói rằng: Tôi không tiết kiệm được đồng nào cả
Tất nhiên, không phải ai trong chúng ta cũng có thể để dành được những khoản tiền lớn như mong muốn đến tuổi nghỉ hưu bởi nó còn tùy thuộc vào thu nhập của mỗi người. Tuy vậy, dù ít hay nhiều, hãy cố gắng tiết kiệm. Nó sẽ thực sự hữu ích khi bạn có những việc phát sinh.
EmoticonEmoticon