ICO là gì mà qua đây các startup thi nhau gọi vốn cả trăm triệu USD tiền ảo chỉ trong vài chục phút?
ICO được xem là hình thức gọi vốn đầu tư mới - bằng tiền ảo cho những người khởi nghiệp. Nhưng liệu kênh đầu tư này có an toàn? Hay cũng chỉ là "ảo"?
Tính tới đầu năm nay, có ít nhất 300 triệu đô la Mỹ đã được huy động thông qua ICO – một hình thức huy động vốn tiền ảo từ các nhà đầu tư của các startup. Tính đến ngày 11/10, con số này đạt đến 2,67 tỷ đô, theo số lượng thống kê ICO của Coindesk.
Theo CB Insights, nguồn vốn ICO đã tăng gấp ba lần so với số tiền đầu tư vào VC (Venture Capital – đầu tư mạo hiểm) trong quý II năm nay. Hồi tháng 7, Trung Quốc coi huy động vốn qua ICO là phạm pháp đã ra lệnh cấm và kìm chặt các giao dịch.
Điều đó khiến cho tỷ giá của bitcoin giảm đáng kể. Tuy nhiên sau đó, tỷ giá bitcoin đã được phục hồi đạt tới mức kỷ lục là 5.800 USD vào cuối tuần qua. Giá trị bitcoin càng cao thì càng có nhiều nguồn lực sẵn có cho những ai muốn đa dạng hóa trữ lượng cryptocurrency của họ với tiền ảo.
Các startup trên khắp thế giới đang vô cùng phấn khích với hình thức huy động vốn mới này, tuy nhiên điều đó cũng đi kèm với những nỗi lo mơ hồ. Vì hiện tại có quá nhiều ICO được thành lập mà không có bất kỳ điều kiện nào để đảm bảo.
Với sự phát triển mạnh mẽ như hiện nay, các ICO đã thu hút được nhiều sự quan tâm từ các nhà quản lý trên toàn cầu. Vì nó dân chủ hóa các khoản đầu tư mạo hiểm không chỉ cho các chuyên gia mà còn mở cửa cho các cá nhân để họ có thể tham gia và hỗ trợ cho các dự án startup, không giống như VC chỉ là một hình thức gọi vốn tư nhân, nguồn vốn chủ yếu từ các nhà đầu tư khổng lồ hoặc những cá nhân giàu có.
Đối với các công ty mới thành lập, thông qua các ICO là cách nhanh nhất để có thể huy động vốn hơn là việc gọi vốn từ các quỹ đầu tư mạo hiểm.
Không có gì đáng ngạc nhiên, khi hiện nay những vườn ươm khởi nghiệp và trung tâm hỗ trợ tăng tốc khởi nghiệp là nơi tạo bệ phóng cho các ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo. Vừa qua, IBM đã tung một mạng lưới ứng dụng blockchain, để hỗ trợ thanh toán xuyên biên giới.
Công ty tư vấn về lĩnh vực công nghệ tài chính của Hoa Kỳ - Synechron cũng đang bắt đầu khởi động các mô hình hỗ trợ khởi nghiệp, mỗi mô hình hỗ trợ những vấn đề khác nhau như hỗ trợ thanh toán xuyên biên giới, tìm hiểu về khách hàng (KYC) hoặc cho vay thế chấp.
Tại Châu Á, quỹ đầu tư mạo hiểm của tập đoàn Global Brain ở Nhật Bản cho biết họ muốn đầu tư vào ICO và bắt đầu xây dựng Blockchain Labs để tạo ra một cộng đồng và chia sẻ kiến thức về khởi nghiệp. Kai Cheng Chng của Digix người sáng lập ra Singapore blockchain và Jun Hasegawa của Omise sẽ tham gia vào ban cố vấn.
Ở Ấn Độ, Startup Tunnel là một trong những đơn vị tiên phong về vấn đề hỗ trợ tăng tốc khởi nghiệp. Chính nơi này đã khởi động một chương trình Startereum sử dụng công nghệ Blockchain. Chương trình này kết hợp với các mạng lưới khác tại năm thành phố Ấn Độ để hỗ trợ nguồn vốn ban đầu cho các startup về lĩnh vực blockchain và giúp họ tìm đường tới các ICO.
Hiện nay thị trường tiền ảo đang bùng nổ. Nhưng ở Ấn Độ “nền kinh tế không tiền mặt là gì?” có rất ít người suy nghĩ nghiêm túc về vấn đề đó
Tất cả các startup ở Ấn Độ đều đang chân ướt chân ráo bước vào thị trường này. Sẽ có rất nhiều vấn đề có thể phát sinh. Vì vậy những gì mà Startereum đang nỗ lực thực hiện đều vì mục tiêu đóng góp những kinh nghiệm để thay đổi điều đó.
Aditya Dev Sood người thứ hai từ phải sang
Aditya Dev Sood một trong những người quản lý chương trình Startereum chia sẻ: "Các giải pháp về công nghệ blockchain dựa trên điện toán đám mây, các ứng dụng hậu cần của chuỗi cung ứng đó đều đã có, nhưng tất cả những ứng dụng đó đều là vấn đề mở, nên chúng cần được sáng tạo thêm nhiều điều mới mẻ hơn nữa".
Mục tiêu trong tương lai của Startereum là mong muốn có thể quản lý dữ liệu y tế và kỹ thuật năng lượng mặt trời bằng công nghệ Blockchain.
Sood nói: "Tôi rất muốn chứng kiến một số cam kết và hệ thống giao dịch tích hợp chuỗi cung ứng với thị trường theo một cách sáng tạo. Những ý tưởng tôi có sẽ chỉ cần từ 6 tới 12 tháng để thực hiện và phát triển. Chúng tôi cam kết sẽ tạo ra những hệ thống bảo mật cao cấp mà các dự án trước đó đã không tìm ra".
Chúng ta có thể thấy nhiều ICO được thành lập dựa trên các sản phẩm có khả năng sinh lời tối thiểu và không chỉ là một cuốn sách trắng. Điều đó có thể cần tới những người cố vấn, những vườn ươm doanh nghiệp và các nhà đầu tư hạt giống để phát triển sản phẩm trước khi đến ICO để cấp vốn.
Hiện nay các ICO đang tự tạo ra các loại tiền ảo để giao dịch được gọi là những mã token, nó không chỉ đơn thuần sử dụng các cryptocurrency thuần túy như bitcoin. Chẳng hạn một startup ở Nga AdHive, đã giới thiệu một mã token mới dựa trên Ethereum tại hội nghị Mumbai.
Nó được sử dụng để giao dịch giữa các blogger video và các nhà quảng cáo bản địa trên trang web. Một tình huống giả định, nếu một ICO có giá trị mã token tăng lên, mã token đó sẽ bị treo, thay vì sử dụng mã đóngười ta sẽ phải quay lại sử dụng Fiat currency. Điều đó sẽ giết chết mục đích ban đầu của việc tạo ra mã token.
"Vì vậy, họ cần một cơ chế mới để giải quyết vấn đề này bằng cách phát hành các mã token mới với những điều kiện kích hoạt nhất định", Sood giải thích.
Hơn nữa, Hiện nay không chỉ các ICO sử dụng công nghệ blockchain để quản lý. Gần đây chính phủ của nhiều quốc gia đang rất quan tâm tới việc sử dụng công nghệ blockchain cho nhiều mục đích khác nhau từ các cuộc bầu cử tới các hồ sơ về đất đai. Nên sẽ có rất nhiều thách thức ở phía trước.
EmoticonEmoticon