Ghé thăm những thành phố ‘nhái’ nhưng thật đến khó tin trên khắp thế giới


Những thành phố "nhái" theo phiên bản thật các công trình nổi tiếng khắp thế giới được xây dựng để thu hút khách du lịch, hay phục vụ cho hoạt động thử nghiệm, huấn luyện quân sự.





Nhiếp ảnh gia người Áo Gregory Sailer đã ghi lại hình ảnh thành phố giả ở nhiều nơi trên thế giới, từ Nga, Trung Quốc, đến Đức và Mỹ. Gregor bắt tay nghiên cứu các mô hình và công trình xây dựng đô thị nhân tạo từ năm 2015.

Tổng cộng, Gregor đã tìm hiểu 25 địa địa điểm trên 7 quốc gia và 3 lục địa. “Tôi quan tâm đến việc chụp ảnh kiến trúc và tìm hiểu về nó hơn là chụp hình con người”, Gregor cho hay.




Thoạt nhìn cứ ngỡ đây là một góc thành phố ở Anh, nhưng thực ra nó lại là một mô hình được xây dựng ở Trung Quốc. Các mô hình như thế này được xây dựng nhằm giúp cho người dân địa phương hoặc du khách Trung Quốc trải nghiệm phong cách châu Âu.




Đây là khung cảnh nhái thị trấn Thames của Anh trong lòng thành phố Thượng Hải, với các công trình kiến trúc và điêu khắc được "copy" lại từ đất nước Anh quốc xa xôi. Thị trấn được thiết kế nhằm giảm tải dân số, nhưng trên thực tế chỉ thu hút khách du lịch tới thăm quan mà thôi.




Thành phố Carson, gần Gothenburg ở Thuỵ Điển, là một trong số rất ít thị trấn được xây dựng nhằm mục đích thử nghiệm các biện pháp an toàn.




Khung cảnh này gợi nhớ đến một thị trấn yên tĩnh nằm ở đâu đó thuộc Trung Đông, nhưng nó thực sự nằm ở sa mạc Mojave của Mỹ. Thành phố Junction, tại Fort Irwin, là một cơ sở đào tạo quân sự.




Thành phố Tiefort là một phần khác của Trung tâm Đào tạo Quốc gia đặt tại For Irwin. Trên thực tế có đến 8.845 người sống tại đây, theo thống kê năm 2010.




Các đường phố và tòa nhà tại Fort Irwin gần như tái hiện lại một thành phố Trung Đông. Điều này giúp quân đội Mỹ tiến hành huấn luyện theo mô phỏng các chiến dịch quân sự ở Iraq và Syria.




Quân đội Pháp tiến hành huấn luyện chiến tranh đô thị bằng cách sử dụng các tòa nhà này tại cơ sở đào tạo Camp Sissonne, nằm ở phía bắc nước Pháp. Trại được thành lập vào năm 1895 và tiếp tục được sử dụng cho đến ngày nay.

Gregor bật mí rằng những địa điểm thú vị và đáng tham quan nhất là mô hình tái hiện lạ khung cảnh thời chiến. Ông đã cho ra đời cuốn sách ảnh “Làng Potemkin” gồm một loạt ảnh được chụp trong 2 năm, từ 2015 đến 2017.

Thuật ngữ làng Potemkin bắt nguồn từ huyền thoại Girgori Potemkin người Nga, người đã xây dựng những ngôi làng giả dọc theo con đường mà Catherine Đại Đế từng đi qua.




Jeoffrecourt cũng nằm ở Camp de Sissonne và được thiết kế để trông giống như một ngôi làng châu Âu nhỏ, hoàn chỉnh với nhà thờ, nông trại và các tòa nhà bên ngoài.




Sự sắp xếp kỳ lạ của tấm bê tông này được quân đội Pháp sử dụng trong hoạt động huấn luyện. Khung cảnh này cũng gợi nhắc đến bộ phim khoa học viễn tưởng.




Một ga đường sắt ngầm dẫn đến hư không, nằm ở Schnggersburg, Đức.




Một thị trấn kỳ quái kỳ khác ở Đức, được cho là cơ sở đào tạo quân sự.

“Những bức ảnh của tôi đã thu lại nhiều phản hồi tích cực, tôi hoàn toàn hài lòng về điều này. Đây là động lực thúc đẩy tôi cho ra nhiều tác phẩm đẹp và chất lượng hơn nữa.”,Gregor chia sẻ.


EmoticonEmoticon