Những ông bố bà mẹ sinh ra con nhưng bác sĩ lại khẳng định họ không phải cha mẹ ruột

Những câu chuyện hi hữu nhưng lại hoàn toàn có thật dưới đây đã khiến không ít cha mẹ không thể tin nổi vào kết quả giám định.

Là bố đẻ nhưng không được công nhận ra cha ruột

Do không có khả năng sinh con, vào tháng 6/2014, người đàn ông 34 tuổi và vợ của mình (xin được giấu tên) đã nhờ đến sự trợ giúp của công nghệ thụ tinh trong ống nghiệm để với mong muốn có một đứa con. 

bo-nhung-khong-pha-cha-ruot
May mắn đã đến với cặp vợ chồng khi một bé trai kháu khỉnh và khỏe mạnh đã cất tiếng khóc chào đời trong ngôi nhà của họ. Nhưng hạnh phúc không kéo dài được bao lâu thì anh chồng phát hiện ra rằng nhóm máu của đứa trẻ không phù hợp với nhóm máu của anh và vợ.

Nghi ngờ bệnh viện nơi họ tiến hành thụ tinh trong ống nghiệm đã có những sai lầm trong quá trình làm việc, cả hai vợ chồng đã thuê luật sư và gửi mẫu đến một phòng xét nghiệm có tiếng để kiểm tra quan hệ cha con. Nhưng kết quả của cuộc thử nghiệm cho thấy anh này không phải là cha của đứa trẻ.

Vô cùng tức giận, anh chồng đã gửi kết quả xét nghiệm đến bệnh viện. Sau khi rà soát và kiểm tra lại, bệnh viện đã có câu trả lời rằng họ đã không mắc bất cứ sai lầm nào trong quá trình thực hiện thụ tinh nhân tạo cho vợ chồng anh bởi vì anh là người đàn ông da trắng duy nhất để lại mẫu tinh trùng vào thời điểm đó và đứa bé cũng có da màu trắng. 

bo-nhung-khong-pha-cha-ruot
Người đàn ông rõ ràng là bố đứa trẻ nhưng lại không phải là cha ruột.

Không từ bỏ việc tìm kiếm câu trả lời liệu thằng bé có phải con ruột của mình, hai vợ chồng đã tìm đến sự trợ giúp của giáo sư Barry Starr, một nhà di truyền học tại Đại học Stanford. Vị giáo sư này đã gợi ý cho họ tiến hành xét nghiệm di truyền trực hệ để có kết luận cuối cùng.

Sau hàng loạt các xét nghiệm kỹ càng, đến cuối năm ngoái câu trả lời đã được sáng tỏ, kết quả thử nghiệm cho thấy cha ruột của đứa trẻ mà vợ chồng anh này sinh ra là người anh em sinh đôi đã mất của anh ta, tức là người chồng chỉ là chú của đứa trẻ. 

Nguyên nhân do đâu?

“Đó là một khoảnh khắc đầy ngỡ ngàng với tất cả chúng tôi”, Starr nhớ lại. Lúc đó, ông nhận ra rằng, hai vợ chồng anh này có thể đã gặp phải hiện tượng Chimera. "Các báo cáo về Chimera là rất hiếm nhưng lại có thật", ông nói. 

Chimera là từ có nguồn gốc từ quái vật Chimera trong thần thoại Hi Lạp. Từ này được sử dụng trong di truyền học với tên Genetic Chimerism để chỉ hiện tượng một sinh vật là tập hợp nhiều phần gene của các cá thể khác nhau. 

bo-nhung-khong-pha-cha-ruot
Ảnh minh họa

Hiện tượng này xảy ra ở người hay động vật khi hai trứng (tế bào) được thụ thai hoặc phôi thai kết hợp cùng nhau trong thời kì đầu của thai kì. Hiểu một cách đơn giản, trong giai đoạn đầu của thai kỳ, nếu người phụ nữ mang thai đôi bị sẩy thai (gọi là sẩy thai đôi) nhưng chỉ có một bào thai bị chết và một bào thai còn sống, thì lúc này bào thai còn sống sẽ “nuốt” gen của bào thai song sinh đã chết. Điều đó có nghĩa là trong cơ thể bào thai còn sống sẽ có cả gen của mình và của bào thai đã chết.

Nghiên cứu cho thấy cứ 8 đứa trẻ sinh một chào đời thì có một trường hợp mà người mẹ khi mang bầu đã bắt đầu với đa thai. Sau đó, tế bào của một thai khỏe hơn sẽ "ăn" tế bào của thai song sinh với mình. Thế nhưng, hiện tượng này rất hiếm khi được phát hiện thông qua các xét nghiệm ADN. "Các nhà gene học cũng đã bác bỏ giả thuyết này", Barry Starr nói với BuzzFeed News

Người đẻ ra con nhưng không phải là mẹ

Trước đó, vào năm 2002, giới chuyên gia cũng từng ghi nhận một trường hợp chimera trên tạp chí Y khoa New England. Bà Karen Keegan cần được ghép thận và con trai bà xin được hiến thận cho mẹ, vì vậy các bác sĩ đã xét nghiệm để thử xem có phù hợp. Thế nhưng bất ngờ thay, kết quả xét nghiệm gene cho thấy, người phụ nữ 52 tuổi ở Boston này không phải là mẹ ruột của con trai mình.

Ngay cả bác sĩ cũng ngạc nhiên về kết quả này và tiếp tục nhiều cuộc xét nghiệm khác nữa và họ nhận thấy buồng trứng của bà Karen có kiểu gene khác hẳn với tế bào máu. Hóa ra các gene khác biệt này là của người chị song sinh đã bị nuốt từ khi Karen còn là bào thai.

Năm 2003, bà mẹ 3 con Lydia Fairchild, 26 tuổi, thậm chí còn rơi vào vòng lao lý khi bác sĩ chứng minh cô không phải mẹ của những đứa trẻ do chính cô "mang nặng đẻ đau" sinh ra. Vì phải nuôi 3 đứa con mà lại thất nghiệp nên Lydia xin trợ cấp hàng tháng. Nhà chức trách yêu cầu cô làm một số xét nghiệm để chứng minh quan hệ với 3 đứa trẻ. 

me-con
Lydia Fairchild và những đứa con của cô.

Nghĩ rằng đó là việc bình thường nên Lydia chấp nhận. Thế nhưng cô không thể ngờ điều này lại khiến cô phải ra tòa. Lydia chết điếng người khi toà tuyên bố bạn trai cô là bố bọn trẻ, còn cô, người đã sinh ra chúng lại không phải là mẹ, vì DNA của cô không trùng hợp với chúng.

Việc phát hiện hay xác định các trường hợp Chimera là rất ít vì không phải cứ sinh ra là người ta lại mang đi xét nghiệm, chỉ khi có những sự trùng hợp như trường hợp của người đàn ông nói trên thì có chăng mới phát hiện được.


EmoticonEmoticon