Bạn bao nhiêu tuổi? Nếu trên 18, chắc chắn bạn có hàng triệu con này trên mặt!

Các chuyên gia đã đưa ra kết luận khiến nhiều người giật mình: 100% người trưởng thành có rận mặt.

Có một sự thật mà phần lớn chúng ta bỏ qua, hay đúng hơn là chẳng muốn nhắc đến. Đó là nếu zoom vào làn da của chúng ta, bạn sẽ thấy trên đó có những sinh vật trông rất kinh khủng, ví dụ như con này.

 - Ảnh 1.

Sinh vật trong hình là Demodex brevis, hay còn gọi là rận mặt. Đúng như tên gọi, D. brevis sống ngay trên mặt bạn, bên trong những tuyến bã nhờn. Chúng có những lớp vảy cho phép bám cứng trên da mặt, đặng thưởng thức những chất cặn bã do cơ thể thải ra.

Nhưng câu hỏi đặt ra là, ai là người có mấy rận mặt, ai không? Các nghiên cứu trước kia từng chỉ ra rằng khoảng 10% - 20% người trưởng thành sở hữu rận mặt, nên bạn có quyền hy vọng rằng chúng nó chừa bạn ra.

Nhưng rất tiếc, nghiên cứu do Megan Thoemmes từ ĐH Bắc Carolina lại cho một kết quả thực sự đáng buồn: 100% người trưởng thành có dấu vết ADN của ít nhất một trong số những loài rận thuộc họ Demodex.

Cụ thể, Thoemmes đã sử dụng biện pháp "vắt dầu" tại da mũi để lấy trọn vẹn bã nhờn tại đây, sau đó đem mẫu thử đi xét nghiệm ADN. Kết quả, 100% người trên 18 tuổi có ADN của loài rận này, trong khi chỉ 70% ứng viên tuổi teen có chúng.

Lũ rận này chỉ dài khoảng 0,3 - 0,4 mm, và trong mỗi tuyến bã nhờn có ít nhất vài con D. brevis. Mà nếu bạn chưa biết thì trên mặt chúng ta có khoảng... 5 triệu tuyến bã nhờn, tức là một ổ rận đang bò lúc nhúc trên mặt bạn.

 - Ảnh 2.
Cái lũ này thực sự đang bò lổm ngổm trên mặt bạn.

Ngoài ra có một điểm không biết là hên hay xui, đó là lũ rận này chỉ ở trên mặt bạn thôi, dù khắp cơ thể đều có tuyến bã nhờn.

Nhưng cũng đừng quá lo lắng mà nhúng cả mặt vào nước sôi đấy. Sự thực là lũ bọ này hầu như vô hại. Chỉ những người có hệ miễn dịch suy yếu mới dễ khiến chúng phát triển đột biến, gây kích ứng và mẩn ngứa. Rận mặt cũng có thể gây nổi mụn, viêm bờ mi... nhưng đại đa số chẳng gây hại nếu như bạn chăm chỉ giữ gìn vệ sinh cẩn thận.

 - Ảnh 3.
Trông kinh thế thôi nhưng vô hại ấy mà...

Theo Thoemmes, kết quả nghiên cứu có thể được sử dụng để trả lời một bí ẩn về loài rận này: chúng ở đâu ra, và xuất hiện từ bao giờ?

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí PlosOne.


EmoticonEmoticon