Hiển thị các bài đăng có nhãn tin-tuc. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tin-tuc. Hiển thị tất cả bài đăng
Gã khổng lồ tìm kiếm Baidu và chuyện dồn lực cho AI

Gã khổng lồ tìm kiếm Baidu và chuyện dồn lực cho AI

Baidu, gã khổng lồ internet của Trung Quốc, chọn phát triển trí tuệ nhân tạo (AI) là hướng đi then chốt trong tương lai và đã đạt được những thành công nhất định trên con đường này.


Baidu năm 2018 triển khai thêm hai phòng thí nghiệm về trí tuệ nhân tạo (AI) cho bộ phận AI, thuộc Baidu Research. Phòng thí nghiệm Trí tuệ Doanh nghiệp (BIL) tập trung tạo ra công nghệ nghiên cứu dữ liệu cho các ứng dụng chuyên sâu về dữ liệu. Trong khi đó, Phòng thí nghiệm Robotic và Lái xe tự động (RAL) tập trung vào tầm nhìn của máy tính.


Như vậy, Baidu hiện có 5 phòng thí nghiệm AI. 3 phòng còn lại gồm Phòng thí nghiệm Dữ liệu lớn (BDL), Phòng thí nghiệm Trí tuệ nhân tạo Thung lũng Silicon (SVAIL) và Viện Học sâu (IDL).


Động thái trên là một phần nỗ lực tăng cường nghiên cứu và phát triển AI, từ đó củng cố các dịch vụ của Baidu, đặc biệt là trong lĩnh vực tự lái. Mục tiêu của Baidu là trở thành bên đi đầu trong sáng tạo các công nghệ AI cơ bản về dài hạn.

Công ty còn tuyển dụng 3 nhà khoa học cấp cao gồm các tiến sĩ Kenneth Church, Jun Huan và Hui Xiong. Đây là những cá nhân có trình độ cao về làm việc cho bộ phận AI sau khi nhà khoa học trưởng Andrew Ng nghỉ việc năm 2017.


Church là nhà khoa học tiên phong trong lĩnh vực Xử lý ngôn ngữ tự nhiên, từng làm việc tại Trung tâm nghiên cứu IBM Watson, Đại học Johns Hopkins, Microsoft và AT&T. Jun là chuyên gia về dữ liệu lớn (big data) và khai thác dữ liệu, từng là giáo sư về Khoa học Máy tính tại Đại học Kansas.


Hui Xiong là giáo sư Đại học Rutgers, chuyên về nghiên cứu dữ liệu và kỹ thuật.


“Đây chỉ là bước khởi đầu trên hành trình mới của Baidu Research. Sứ mệnh của chúng tôi là tập trung vào nghiên cứu các yếu tố cơ bản trong tương lai, thiết lập hướng phát triển AI của Baidu“, Haifeng Wang, Phó Chủ tịch Baidu, trưởng Nhóm Trí tuệ Nhân tạo (AIG), nói.


Baidu Research hiện thuộc AIG, đơn vị chuyên về AI với hơn 2.000 kỹ sư, nhà khoa học.
VinFast công bố video thử va chạm Fadil theo chuẩn ASEAN NCAP: Đây là những gì xảy ra với người trên xe khi tai nạn

VinFast công bố video thử va chạm Fadil theo chuẩn ASEAN NCAP: Đây là những gì xảy ra với người trên xe khi tai nạn

VinFast công bố video thử va chạm Fadil theo chuẩn ASEAN NCAP: Đây là những gì xảy ra với người trên xe khi tai nạn




Xem VinFast Fadil thử nghiệm va chạm theo chuẩn ASEAN NCAP

Video trên được VinFast công bố trong sáng nay (1/6) - đúng thời điểm mẫu xe Fadil chính thức có mặt tại các đại lý trên toàn quốc và cho khách hàng Việt chạy thử. 15 ngày tới sẽ là thời gian mẫu xe hạng A nhưng định vị lửng lơ giữa A và B tiếp xúc trực tiếp với các "thượng đế" để thêm phần thuyết phục họ xuống tiến trong bối cảnh phân khúc xe dưới 500 triệu đồng đang rất sôi động.


Theo khẳng định của VinFast, bài thử nghiệm va chạm này được tiến hành ở trung tâm của GM Hàn Quốc nhưng theo tiêu chuẩn ASEAN NCAP. Ba bài thử nghiệm được đề cập trong thông cáo gồm: thử nghiệm hệ thống cảm biến tại tốc độ 26km/h, thử nghiệm đâm trực diện phía trước ở tốc độ 64km/h và thử nghiệm đâm ngang hông ở tốc độ 50km/h. Fadil đạt ở cả 3 bài thử nghiệm





Kết quả cụ thể được VinFast công bố.


Theo dự kiến, nhà máy VinFast chính thức khánh thành ngày 14/6 và lễ bàn giao xe Fadil lớn nhất chưa từng có sẽ được tổ chức ngày 17/6.
80 ngàn/con gà nướng Trung Quốc, dân Việt ham đồ thải loại bên kia biên giới

80 ngàn/con gà nướng Trung Quốc, dân Việt ham đồ thải loại bên kia biên giới

Loại gà nướng Trung Quốc nguyên con đang gây sốt trên mạng xã hội, được các chị em tranh nhau đặt mua về ăn. Đáng chú ý, giá của loại gà nướng này khá rẻ, chỉ khoảng 160.000-180.000 đồng/2 con gà.



Ở Việt Nam có đến hàng chục loại gà, từ gà đặc sản cho đến gà công nghiệp, đều được nuôi với quy mô lớn. Các món ăn chế biến từ thịt gà cũng rất phong phú và đa dạng. Thế nhưng, trên mạng xã hội những ngày gần đây, loại gà nướng được quảng cáo là xách tay từ Bằng Tường (Trung Quốc) về lại bất ngờ gây sốt.


Theo quảng cáo của người bán, gà nướng Bằng Tường là gà nguyên con, chỉ bỏ phần đầu và chân, được tẩm ướp các loại gia vị cùng mật ong rồi cho lên nướng vàng ươm. Do đó, khách mua về chỉ việc cho vào lò vi sóng làm nóng lại là có thể ăn.



Gà nướng Trung Quốc đang gây sốt trên mạng xã hội những ngày gần đây

Ngoài gà nướng, người bán sẽ gửi kèm gia vị chấm chuyên dụng của của món gà này, có tương ớt và cả găng tay để đeo khi ăn.Đáng chú ý, giá của loại gà này khá rẻ, chỉ khoảng 160.000-180.000 đồng/2 con (khoảng 80.000-90.000 đồng/con). Tuy nhiên, gà nướng loại này cũng thường được bán theo cặp, rất ít nơi nhận bán lẻ theo con.


Song, các đầu mối bán gà cho biết, mỗi tuần gà chỉ về đúng một lần vào thứ 4 nên khách muốn ăn đều phải đặt trước. Tối thứ 4 gà về, sáng thứ 5 họ sẽ trả các đơn hàng khách đặt.


Chị Đoàn Thanh Trang - một đầu mối bán gà nướng Trung Quốc ở Móng Cái (Quảng Ninh) - cho hay, gà nướng Bằng Tường được chị sang tận nơi đặt mua và xách về Việt Nam và bán với giá 160.000 đồng/2 con. Nếu khách lấy với số lượng lớn khoảng vài chục con thì giá chỉ còn 140.000 đồng/2 con (tức khoảng 70.000 đồng/con).

“Ở bên đó có hãng gà này, nó giống như ở Việt Nam có KFC. Thế nhưng, hãng bên Trung Quốc họ lại nướng gà nguyên con để bán. Vào thứ 4 hàng tuần hãng thường khuyến mãi lớn nên bọn mình mới sang tận nơi để trực tiếp đặt rồi xách về Việt Nam”, chị Trang nói.


Theo người bán quảng cáo, gà này được chế biến sẵn bên Trung Quốc, là hàng xách tay về Việt Nam, khách mua về có thể ăn ngay

Chị Trang cũng tiết lộ, loại gà này đang được rất nhiều người đặt mua. Theo đó, mỗi lần chị thường xách từ 150-200 con về mới đủ trả gà cho khách đã đặt trước.


Trong khi đó, chị Đào Thị Hạnh, một đầu mối bán gà nướng Bằng Tường khác ở Thanh Xuân (Hà Nội), cũng thừa nhận, gà nướng Bằng Tường đang gây sốt, được rất nhiều người đặt mua.


“Tôi bán gà này được khoảng 1 tháng nay rồi, gà về đều đặn vào thứ 4 hàng tuần rồi trả cho khách. Thế nhưng, hai lần gần nhất, khách đặt nhiều gấp 3 lần số lượng gà mà tôi xách được về”,chị Hạnh nói.


Chị cho biết, mỗi lần chị chỉ đặt được của hãng bên Trung Quốc khoảng 60 cặp (120 con), nhưng khách đặt đơn gà của chị có lần lên tới hơn 200 cặp (khoảng 400 con). Do đó, chị thường chốt đơn khá nhanh và từ chối bớt khách đặt, hoặc hẹn khách chờ đến tuần sau.


Một cặp gà nướng Trung Quốc xách tay về Việt Nam giá chỉ 160.000 đồng

Chị Nguyễn Ánh Hồng ở Trường Chinh (Hà Nội) cho biết, chị đã mua gà nướng Bằng Tường về ăn hai lần. Các con chị khá thích vì cả con gà được nướng vàng ươm, khi ăn cảm giác thịt mềm, không bị bở như gà công nghiệp và cũng không bị khô.


Ở ngoài chợ họ vẫn bán gà nướng giá 180.000-220.000 đồng/kg. Đa phần là gà đẻ thải loại họ nướng nên ăn thịt tương đối dai. Mua gà này nướng Bằng Tường ăn thấy khá hấp dẫn, giá cũng rẻ.


“Tôi cân thử rồi, một con gà nướng Bằng Tường được khoảng 6 lạng. Tôi đặt mua 2 con giá 160.000 đồng thì khoảng được 1,2kg gà. Như thế này so với giá gà nướng ở mình rẻ hơn khá nhiều”. Tuy nhiên, chị Hồng cũng thừa nhận, để đặt mua được gà này không phải dễ, như hôm qua chị phải tìm tới mối thứ 3 mới đặt được gà. Còn hai mối đầu tiên họ báo khách đặt quá nhiều nên từ chối vì gà về không đủ.


Trên mạng xã hội, các chị em cũng đua nhau đặt mua gà nướng Bằng Tường, song không ít người thắc mắc vì sao giá gà lại rẻ đến thế.
Trong 5 ngày, Mỹ 'gây chiến' với 36 quốc gia

Trong 5 ngày, Mỹ 'gây chiến' với 36 quốc gia

Đây được xem là một tuần bận rộn với giới chức ngoại giao Mỹ khi Washing đưa ra cảnh báo, đe dọa, tối hậu thư tới hơn 30 quốc gia.


Mexico là mục tiêu mới nhất. Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 30/5 tuyên bố sẽ áp thuế đối với toàn bộ hàng hóa của Mexico. Mức khởi đầu sẽ là 5% và sẽ tăng dần lên 25% cho tới khi Mexico giải quyết dứt điểm tình trạng người nhập cư trái phép vào Mỹ.


Ở bên kia bán cầu, Ấn Độ buộc phải đối mặt với lựa chọn: hoặc từ bỏ mua hệ thống phòng không S-400 của Nga hoặc đối mặt với lệnh trừng phạt theo Đạo luật Chống đối thủ của Mỹ thông qua cấm vận (CAATSA).



Các nước mà Mỹ gửi cảnh báo, đe dọa trong tuần qua (được tô màu đỏ). (Ảnh: RT)

Thổ Nhĩ Kỳ cũng đang đối mặt với một tối hậu thư tương tự: từ bỏ S-400 hoặc mất quyền mua tiêm kích F-35 và nhiều khí tài của Mỹ. Mối đe dọa này được quyền Trợ lý bộ trưởng quốc phòng Mỹ Kathryn Wheelbarger nhắc lại hôm 30/5.

"Việc Ankara hoàn tất hợp đồng S-400 sẽ gây hậu quả khủng khiếp không chỉ với chương trình tiêm kích F-35 mà còn có nguy cơ phá vỡ khả năng hiệp đồng tác chiến giữa Thổ Nhĩ Kỳ với NATO, vốn được xem là yếu tố quan trọng trong mạng lưới phòng thủ của liên minh này", ông Wheelbarger nói trong một hội thảo ở Washington. Một số nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Mỹ tiết lộ Washington đang cân nhắc ngừng huấn luyện phi công Thổ Nhĩ Kỳ sau khi Ankara khẳng định không rút lại quyết định mua S-400.


Toàn bộ Liên minh châu Âu cũng đang phải đối mặt với các hình phạt từ Mỹ nếu họ cố gắng giao dịch với Iran bằng cơ chế nhân đạo phi USD của mình để lách qua lệnh cấm vận của Mỹ. Đặc phái viên Bộ Ngoại giao Mỹ về vấn đề Iran, ông Brian Hook tái khắng định Washington sẽ mạnh tay áp dụng CAATSA với các nước có ý định hỗ trợ Iran.


Cuba mới đây nổi lên như một cái gai mới với chính quyền Trump khi bày tỏ ủng hộ Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro. Trong chuyến công du tới Canada hôm 30/5, Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence kêu gọi Ottawa ngăn chặn ảnh hưởng xấu của Havana đối với các vấn đề của Venezuela.


Bên cạnh 32 quốc gia này (trong đó có 28 nước thuộc EU), Mỹ đang phải căng mình trong các mặt trận đối đầu với Nga, Trung Quốc, Iran và Venezuela với đỉnh điểm là các cáo buộc qua lại với Bắc Kinh trong bối cảnh căng thẳng thương mại giữa 2 nước đang leo thang.


Theo RT, ảnh hưởng của Mỹ được xây dựng nhiều thập kỷ là không thể phủ nhận. Nhưng hiếm có một tuần nào Washington không đưa ra các cáo buộc, đe dọa với các quốc gia khác, kể cả là các đồng minh của mình.


(Nguồn: RT)
Phiên truyền hình bằng sóng 5G đầu tiên của BBC nhanh chóng bị mất kết nối vì ... hết lưu lượng mạng

Phiên truyền hình bằng sóng 5G đầu tiên của BBC nhanh chóng bị mất kết nối vì ... hết lưu lượng mạng

Mạng 5G được hứa hẹn là sẽ mang lại nhiều lợi ích mới, nhưng nó vẫn tồn tại một mặt trái đáng buồn mà ít người để ý: Tốc độ tiêu tốn lưu lượng data cũng sẽ chẳng kém cạnh gì tốc độ của mạng 5G. Đây cũng là điều mà nhà đài BBC vừa học được.


Hôm qua, nhà mạng EE của Anh đã bắt đầu triển khai mạng 5G tại sáu thành phố trên khắp nước này bao gồm Belfast, Birmingham, Cardiff, Edinburgh, London và Manchester. Và để minh họa cho lợi thế về tốc độ của thế hệ mạng không dây này, phóng viên Rory Cellan của nhà đài BBC đã thực hiện phiên trực tiếp cho chương trình BBC Breakfast thông qua mạng 5G.


Bạn có thể ấn vào đây để xem phiên trực tiếp trên . Chẳng cần phải nói nhiều, ngay cả khi không qua những biện pháp nén dữ liệu, chất lượng hình ảnh vẫn rất tốt, đường truyền rất ổn định và không hề có hiện tượng đứng khung hình như khi phát trực tiếp sử dụng mạng 3G và 4G cũ.





Song mạng 5G mà EE triển khai ban đầu không phải là hoàn hảo. Trong khi đang thử nghiệm mạng 5G với một trong những thiết bị hiếm hoi hiện đang hỗ trợ mạng này, Jones nhận ra rằng tốc độ mạng sẽ phụ thuộc vào vị trí ông đang đứng. May mắn thay khi đây là một vấn đề có thể khắc phục được khi các tháp sóng 5G được lắp đặt phổ biến hơn nhằm mang tới chất lượng sóng ổn định và có độ bao phủ rộng.


Tuy nhiên sau đó, thiết bị phát sóng cung cấp bởi Huawei đột nhiên ngừng hoạt động, khiến chương trình BBC Breakfast phải hoãn lại tới 15 phút. Nhưng vấn đề không phải nằm ở mạng 5G mà là do thẻ SIM được sử dụng để phát sóng đã hết lưu lượng data, vấn đề mà bất kì ai có ý định xem phim 4K trên đường đi làm qua mạng di động sẽ phải đối mặt.


Thế là đồng thời với việc mà nhà mạng phải đầu tư thêm để phủ sóng mạng 5G thì người dùng cùng sẽ phải bỏ thêm tiền cho hóa đơn mạng di động hàng tháng vì nhu cầu sử dụng mạng bỗng tăng đột biến.

Giải Trí

Ngôi Sao