Hiển thị các bài đăng có nhãn tin-tuc. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tin-tuc. Hiển thị tất cả bài đăng
Cận cảnh dự án 7,6 triệu USD xuống cấp "khó tin" sau vài năm sử dụng

Cận cảnh dự án 7,6 triệu USD xuống cấp "khó tin" sau vài năm sử dụng

Chỉ mới hơn 4 năm đưa vào sử dụng, nhiều hạng mục ở dự án 7,6 triệu USD xuống cấp đến "khó tin" và nảy sinh nhiều bất cập, khiến nhiều người hoài nghi về chất lượng công trình này.


Trạm xử lý nước thải Đức Ninh nằm bên sông Lệ Kỳ, thuộc Dự án "Vệ sinh môi trường" TP Đồng Hới (Quảng Bình), được Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ. Dự án do Ban Quản lý dự án vệ sinh môi trường TP Đồng Hới (nay là Dự án Môi trường và Khí hậu) làm chủ đầu tư, Công ty Cổ phần Xây dựng Trường Xuân (TP Đồng Hới) là đơn vị thi công.


Những vết nứt nẻ chằng chịt xung quanh các hồ chứa nước tại Trạm Xử lý Đức Ninh


Theo Ban Quản lý Môi trường và Khí hậu TP Đồng Hới, dự án này có tổng vốn đầu tư 7,6 triệu USD (tương đương 170 tỉ đồng). Ghi nhận của phóng viên Báo Người Lao Động, sau 4 năm đi vào hoạt động, nhiều hạng mục tại dự án này đã xuống cấp.


Những công trình bên trong Trạm xử lý nước thải Đức Ninh, như: các hồ chứa nước thải, hồ hiếu khí; hồ tùy nghi; hồ xử lý triệt để, đầm nhân tạo, nhà tiền xử lý… đều xảy ra hiện tượng xuống cấp hư hỏng, nghiêm trọng.


Bề mặt hồ nứt toác nhiều điểm


Tại các khu vực xung quanh bề mặt các hồ chứa nước thải, chi chít những vết nứt, thậm chí có vết nứt dài hơn hàng chục mét chạy dọc quanh hồ. Một số vết nứt như hở "hàm ếch" mà chúng tôi đo được gần 10cm.


Tại khu nhà tiền xử lý, xung quanh dãy nhà đều xuất hiện những vết nứt hư hỏng. Phía bên trong chứa các máy móc hệ thống xử lý nước thải sụt lún đến mức khó tin. Ngoài ra, các dãy nhà điều hành, hồ hiếu khí 1A đều xảy ra tình trạng nứt toác.


Được biết, Trạm xử lý nước thải Đức Ninh được xây dựng từ năm 2011, trên tổng diện tích 18 ha, nằm bên sông Lệ Kỳ. Đến năm 2014, công trình được bàn giao và đưa vào sử dụng. Công suất xử lý của trạm 10.000 mét khối/ngày đêm và đáp ứng yêu cầu, nhu cầu xử lý nước thải sinh hoạt cho hơn 80.000 người dân TP Đồng Hới.



Bề mặt hồ nứt toác nhiều điểm

Theo các công nhân ở Trạm xử lý nước thải Đức Ninh, tình trạng nứt nẻ được phát hiện từ rất lâu, khoảng chừng 3 năm về trước. Tức chỉ mới một năm đưa vào sử dụng thì các công trình đã xảy ra hiện tượng xuống cấp, nhưng kể từ khi bàn giao, đơn vị thi công là Công ty CP Trường Xuân chưa có biện pháp khắc phục, sửa chữa.


Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Phạm Đức Thái, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Môi trường và Phát triển Đô thị Quảng Bình - đơn vị được giao quản lý, vận hành Trạm xử lý nước thải Đức Ninh, thừa nhận có sự nứt nẻ ở một số công trình, hạng mục. Tuy nhiên, ông Thái cho rằng là "bình thường" và không nghiêm trọng.




Bề mặt hồ nứt toác nhiều điểm


"Xung quanh các hồ nứt theo kiểu co giãn thì cũng bình thường. Đây là nứt các lớp bảo vệ phía ngoài, không ảnh hưởng gì. Nguyên nhân chắc cũng do thời tiết khí hậu tại địa phương quá nắng và cũng là không đồng nhất giữa hai vật liệu tiếp giáp. Cái này xử lý đơn giản chứ không vấn đề gì hết" - ông Thái khẳng định.


Theo ông Thái, sau khi phát hiện sự xuống cấp đơn vị cũng đã báo cáo UBND TP Đồng Hới và Sở Xây dựng nhằm có các biện pháp, bố trí nguồn vốn để tu bổ, tân tạo.


Dưới đây một số hình ảnh PV Báo Người Lao Động ghi nhận tại hiện trường:









Bạn trẻ ơi, biết là cuộc đời không dễ dàng, nhưng cũng đừng để mình sống quá tủi thân, cô độc!

Bạn trẻ ơi, biết là cuộc đời không dễ dàng, nhưng cũng đừng để mình sống quá tủi thân, cô độc!

Mỗi người đều có giới hạn chịu đựng áp lực của riêng mình, vượt qua cái đường biên này rồi, con người ta hoặc ít hoặc nhiều sẽ đều cảm thấy hoang mang, cảm thấy mệt mỏi, cảm giác bản thân như đang bị cả thế giới bỏ lại.



Vì vậy, chúng ta ai cũng cần được giải tỏa, cần được thấu hiểu.


Chỉ bằng cách trút ra hết những mệt mỏi, lo lắng bấy lâu nay, ta mới có thể cảm thấy nhẹ nhõm.


Có những tâm lý cần được thấu hiểu và chỉ có những người từng thực sự bị tổn thương, mới hiểu được.


1. Để bản thân được hít thở một chút


Tục ngữ nói, một loại gạo nuôi hàng trăm người.


Chúng ta cùng sống dưới một bầu trời, hít cùng một bầu không khí, ăn đồ ăn cũng không khác nhau là mấy. Nhưng vì sao tác phong, ngôn ngữ, cách xư xử lại khác nhau nhiều đến như vậy?


Bởi vì tố chất, vì tâm lý, vì những thứ vĩ đại hay tầm thường ngoài kia…


Có những người, dám bỏ ra, luôn cần cù chăm chỉ, bởi lẽ đằng sau sự nhiệt tình với công việc là hi vọng với cuộc sống, đằng sau sự kiên trì nỗ lực là khát vọng mong muốn thay đổi số phận.


Những người như vậy rất dễ dàng tìm được ý nghĩa trong cuộc sống, nhưng cũng rất dễ dàng đánh mất đi động lực.


Bởi vì có những người, không thích sự tồn tại của họ.


Càng có nhiều người thích nhìn người khác thất bại.


Cũng chính vì "rừng lớn có trăm loài chim" nên chúng ta cần ý thức một điều rằng,


Bạn không thể khiến tất cả mọi người đều ủng hộ, tán đồng bạn hay yêu mến bạn.


Vì vậy, khi phải đối mặt với những công kích từ những người phản đối bạn, gặp phải sự cười nhạo từ đám đông đó, đừng dùng sự kích động thái quá để giãi bày bản thân.


Bởi vì, những người làm hỏng tâm trạng, ảnh hưởng đến trạng thái của bạn, có gạt ra sao cũng sẽ không hết.


Hãy để bản thân hít thở thật thoải mái, đừng quá xem nặng vấn đề này.


Những người đó sẽ chẳng chịu trách nhiệm cho cuộc đời của bạn, vì vậy những chế giễu và mỉa mai của họ, thực ra, đều không có ý nghĩa gì hết.


Nếu họ đã không muốn đi hiểu bạn, vậy thì bạn cớ gì phải để ý đến sự không thấu hiểu đó của họ?


Hít một hơi thật sâu rồi thở ra thật thoải mái, hãy để bản thân được nghỉ ngơi.


Đừng ép mình quá chặt, bởi khi tâm lý suy sụp, bạn sẽ rất dễ đánh mất chính mình.





2. Nên từ bỏ, thì đừng kiên trì nữa


Con người, có rất nhiều chuyện chúng ta không làm được. Không ai có thể nghĩ gì là được nấy, cũng không ai dám nói rằng thứ mà tôi muốn, tôi nhất định sẽ có được.


Tất nhiên, nói vậy không phải để bảo bạn rằng làm không được thì đừng làm, mà muốn nói, có một vài chuyện, hay thử thách nếu quá khó, không phải là thứ mà bạn ở hiện tại có thể giải quyết được,


Vậy thì, lúc nên từ bỏ, chúng ta tuyệt đối đừng do dự.


Thật ra, có nhiều khi, chúng ta đều rất rõ mình nên từ bỏ cái gì.


Nhưng lại luôn do dự, cảm thấy mình có phải nếu bỏ qua rồi thì sẽ mất đi rất nhiều. Thực ra, nếu đã nghĩ đến bước này rồi thì hãy từ bỏ. Đơn giản chỉ bởi vì những lúc như vậy, bạn đã mất đi động lực để giành lấy rồi.


Từ bỏ, đây không phải một loại đòi hỏi mà là một loại nhu cầu.


Xã hội này tồn tại rất nhiều kiểu sống, nhưng không có kiểu nào là thập toàn thập mỹ cả. Vì vậy, chọn cách sống nào hoàn toàn phụ thuộc vào tâm lý và nhu cầu đối với cuộc sống của bạn.


Con người, có nhiều lúc rất mẫu thuẫn. Thứ muốn thì lại không có được, có nỗ lực ra sao, nghĩ cách gì thì đến cuối cùng vẫn không có được.


Đối với những chuyện như vậy, khi vẫn chưa điều chỉnh lại được tâm lý thì tôi khuyên bạn hãy từ bỏ.


Bởi càng kiên trì, càng thất vọng,


Càng thất vọng, càng dễ mất tự tin.





Mỗi người đều có phương thức sống cho riêng mình, có lẽ hôm nay bạn từ bỏ kiên trì, nhưng ngày mai bạn lại tiếp tục tiến về phía trước. Vì sao bạn của hôm nay và bạn của ngày mai lại có một sự thay đổi lớn như vậy? Nó phụ thuộc vào buổi đêm trước "ngày mai". Bạn nghĩ về mình như nào, muốn thay đổi ra sao. Vì vậy, khi vẫn chưa chuẩn bị tốt, tôi khuyên bạn nên từ bỏ,


Bởi vì chỉ có từ bỏ, bạn mới có thể nghiêm túc suy nghĩ về bản thân, chứ không phải cứ cố chấp với chính mình.


Làm người cần phải hiểu được ý nghĩa của được một mất mười. Đây là đạo lý mà ai cũng nên biết trong quá trình trưởng thành đầy nghịch cảnh.
Bài toán công nghệ vào bất động sản: Khu dân cư thông minh mới tạo ra đô thị thông minh

Bài toán công nghệ vào bất động sản: Khu dân cư thông minh mới tạo ra đô thị thông minh

Quả thực, đô thị thông minh đã có quá trình phát triển “dài hơi” ở các quốc gia trên thế giới nhưng ở Việt Nam là những bước đi ban đầu. Riêng ở Tp.HCM, theo các chuyên gia, nguồn lực có, tài lực có nhưng để công nghệ bước chân vào lĩnh vực BĐS trong mô hình đô thị thông minh là bài toán cần sự phối hợp chặt chẽ giữa các chủ thể.




Trao đổi xung quanh câu chuyện ứng dụng công nghệ vào lĩnh vực quản lý BĐS, cư dân ở các dự án nhà ở có ý nghĩa gì và thách thức ra sao ở thời điểm hiện tại, bà Vũ Ngọc Hương, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty CP Đầu tư và dịch vụ Sao Kim (Venus Corporation) đã bày tỏ quan điểm về vấn đề này.


Công nghệ hỗ trợ rất nhiều cho chính quyền trong việc quản lý cư dân


Theo bà Hương, công nghệ đem lại tiện nghi, tiện ích rất lớn trong đời sống, cụ thể là trong việc quản lý, vận hành tòa nhà, cư dân. Việc quản lý khu dân cư/tòa nhà/cư dân bằng công nghệ cũng chính là đang góp phần tạo nên bộ mặt trong câu chuyện đô thị thông minh hiện nay ở các TP lớn. Tuy nhiên, mặt tiêu cực của việc quản lý BĐS bằng công nghệ cũng giống như “con dao sắc”, nghĩa là phải biết kiểm soát nó thì mới mang lại hiệu quả cao.


Bà Hương cho rằng, ứng dụng công nghệ trong việc quản lý, vận hành tòa nhà hỗ trợ rất nhiều cho chính quyền địa phương trong việc quản lý cư dân.





Theo bà Vũ Ngọc Hương muốn tạo ra đô thị thông minh thì phải có nhiều lớp tham gia, bao gồm TP thông minh, khu dân cư thông minh, cư dân trong dự án thông minh. Ứng dụng công nghệ 4.0 đang dần thay đổi điều này tại các TP lớn


Cụ thể, chính quyền quản lý khối lượng cư dân trên địa bàn, còn những đơn vị quản lý vận hành tòa nhà thì cung cấp dịch vụ cho khối lượng cư dân đó. Nhưng chủ thể sát sao cư dân lại chính là đơn vị quản lý vận hành. Do đó, nếu có sự phối hợp giữa 2 chủ thể này thì chắc chắn những chủ trương chính sách của chính quyền sẽ đến được với cư dân nhanh chóng, kịp thời và linh hoạt hơn.


Theo bà Hương, công nghệ hay ở chỗ là chính phần mềm quản lý khách hàng thể hiện đầy đủ hết trên app, bất cứ lúc nào doanh nghiệp cũng có thể cung cấp thông tin được cho chính quyền. Từ chính sách cho em bé đi uống vitamin, giao quân, hay phổ biến chính sách chủ trương của chính quyền, chính sách pháp luật… đều được đẩy và thể hiện trên app. Việc quản lý vận hành dễ dàng hơn cho cả chính quyền địa phương và doanh nghiệp BĐS.

“Nếu như gọi là đô thị thông minh nghĩa là thành phố thông minh, khu dân cư thông minh và cả người dân cũng phải thông minh. Mà muốn làm được điều này cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền và các chủ thể là chủ đầu tư, đơn vị quản lý vận hành và cư dân trong dự án. Chẳng hạn, dùng công nghệ để đăng kí các tiêu chuẩn dịch vụ và các chủ thể phải đồng thời thực hiện”, bà Hương nhấn mạnh.


Thách thức nào với việc ứng dụng công nghệ vào quản lý BĐS?


Trong công tác bán hàng, rõ ràng nhiều CĐT có thể tư vấn bán hàng trực tuyến, có được các giao dịch thông qua mạng điện tử, nhằm rút ngắn giấy tờ hoặc bảo lưu bảo chứng tốt hơn.


Còn trong nghiệp vụ vận hành, quản lý tòa nhà các ứng dụng công nghệ đã giúp thông tin rõ ràng minh bạch và công khai hơn, cư dân tiếp cận dịch vụ tốt hơn.


“Hiện tại nước ta đang xây dựng các khu dân cư thông minh bằng cách là thông qua các công cụ quản lý trực tuyến, các ứng dụng công nghệ thông tin. Về các thiết bị, Việt Nam đã sản xuất ra được nhưng nếu nội địa hóa thì càng tích hợp nhanh hơn. Nếu tạo ra những khu dân cư thông minh thì sau đó sẽ đến từng người dân có ứng dụng thông minh”, bà Hương cho hay.





Tuy nhiên, theo bà Hương, mặt tiêu cực của việc quản lý BĐS bằng công nghệ cũng giống như “con dao sắc”, nghĩa là phải biết kiểm soát nó thì mới mang lại hiệu quả cao.


Tuy nhiên, việc áp dụng công nghệ vào quản lý vận hành cư dân phải có sự chọn lọc. Cụ thể, đối với các khu đô thị mới thì việc ứng dụng công nghệ tương đối dễ nhưng muốn lan tỏa ra những khu đô thị hiện hữu thì bên cạnh đòi hỏi về cơ sở vật chất thì thay đổi thói quen của họ cũng là bài toán tương đối. “Tuy nhiên, theo tôi, nếu các doanh nghiệp thực sự làm đúng, làm tốt, tiện ích cho người dùng, phục vụ an sinh xã hội thì kiểu gì cũng thuyết phục được cư dân”, CEO Venus nhấn mạnh.


Bà Hương cũng chỉ ra các thách thức cho việc ứng dụng công nghệ vào quản lý BĐS và cư dân.


Thứ nhất, thách thức đến từ công cụ. Muốn tạo ra đô thị thông minh thì trước tiên phải có công cụ thông minh, ít nhất mỗi người phải có 1 smartphone mới cài được ứng dụng. Như vậy, trong quản lý nội bộ, bản thân các doanh nghiệp phải trang bị thêm các thiết bị này để tạo ra tính tương tác đồng bộ giữa các cư dân trong dự án. Bên cạnh đó, chính quyền cũng phải trang bị thiết bị này. Tuy nhiên, hầu như chỉ 80% các thiết bị đáp ứng, còn lại dùng thủ công truyền thống. Vì thế, trở ngại của doanh nghiệp là phải biết cách kết hợp giữa ứng dụng và thủ công truyền thống chứ không thể tuyệt đối 100% công nghệ hóa được.


Thứ hai, duy trì hệ thống quản lý ứng dụng “ngốn” kinh phí không hề nhỏ của doanh nghiệp quản lý, vận hành tòa nhà/chủ đầu tư. Nhiều doanh nghiệp chấp nhận đầu tư cả phần cứng và con người để duy trì phần mềm. Khi có ứng dụng rồi lại phải có bộ phận để tải nội dung vào.


Ngoài ra, theo bà Hương, bài toán thách thức với doanh nghiệp là làm sao phải bảo mật được dữ liệu và có đủ tiềm lực tài chính để chủ động được hệ thống của mình.
Thu nhập không đủ sống, tôi làm thêm cả đống nghề tay trái suốt 12 năm để nuôi gia đình: Cái giá có quá đắt để đánh đổi lấy ước mơ?

Thu nhập không đủ sống, tôi làm thêm cả đống nghề tay trái suốt 12 năm để nuôi gia đình: Cái giá có quá đắt để đánh đổi lấy ước mơ?

ôi đã từng phải đem nhẫn đính hôn và nhẫn cưới đi cầm đồ để có tiền mua bỉm và sữa cho con. Con tôi không quan tâm xem tôi phải làm gì để mua những thứ đó - chỉ đơn giản là chúng cần.



Tôi là một nhà văn chuyên nghiệp. Tôi yêu những gì tôi làm. Viết lách đã cứu sống cuộc đời tôi, và tôi không nói điều này để truyền cảm hứng.


Tuy nhiên, sống bằng nghề viết lách có nghĩa là tôi phải làm cả đống công việc full-time cùng lúc. Tôi phải làm nhiều công việc kỳ lạ chỉ để có thêm đồng ra đồng vào mua giấy vệ sinh hay bánh mì. Tôi ghét phải thừa nhận điều này, nhưng để sống qua ngày, tôi phải dựa vào thu nhập từ hàng loạt nghề tay trái. Vì vậy, sức khỏe thể chất lẫn tinh thần của tôi ngày càng đi xuống.


Bất cứ ai làm việc trong lĩnh vực sáng tạo hoặc truyền thông đều hiểu họ sẽ phải bỏ ra hàng giờ đồng hồ kiệt quệ để đổi lấy đồng lương còm cõi, và thỉnh thoảng là sự đối xử thiếu tôn trọng. Không chỉ làm biên tập viên, tôi còn làm freelance gần 12 năm nay. Trong suốt thời gian đó, tôi đã thấy không ít người coi thường lĩnh vực sáng tạo.





Nghệ thuật được coi là sở thích, chứ không phải một nghề nghiệp kiếm ra tiền. Rất nhiều khách hàng đã từ chối trả tiền cho khoảng thời gian tôi bỏ ra. Thậm chí có những người thành đạt còn tránh mặt tôi để không phải trả tiền. Họ chẳng may may quan tâm rằng đứa con trai mới sinh của tôi cần uống loại thuốc có giá đắt hơn cả hóa đơn tiền nước mỗi tuần. Họ cũng chẳng biết tôi đang phải vật lộn với trầm cảm sau sinh, đòi hỏi những loại thuốc và quá trình trị liệu đắt tiền để sống sót. Họ chắc chắn cũng chẳng bận tâm nếu biết khoản nhuận bút 60 USD "không đáng là bao" sẽ quyết định nhà tôi có điện hay không.


Tôi không biết tại sao mọi người lại nghĩ rằng làm việc trong ngành sáng tạo là "vui vẻ và dễ dàng", trong khí nó chính là nguồn sống giúp tôi chi trả hóa đơn và nuôi con.


Bên cạnh việc nghĩ ra đủ thứ nội dung để viết, tôi còn phải tìm hướng mới để bù đắp những khoản chi phí thiếu hụt. Chẳng hạn, tôi đã từng làm tình nguyện viên cho một thử nghiệm khoa học sau khi sinh con gái. Những buổi gặp mặt ấy ngốn rất nhiều thời gian, nhưng tôi cũng chẳng nhận được bao nhiêu. Dù vậy, khoản tiền nhỏ đó (cùng thuốc chữa trầm cảm miễn phí) đã giúp tôi sống dễ thở hơn.


Tôi đã từng phải đem nhẫn đính hôn và nhẫn cưới đi cầm đồ để có tiền mua bỉm và sữa cho con. Con tôi không quan tâm xem tôi phải làm gì để mua những thứ đó - chỉ đơn giản là chúng cần. Tôi đã từng đứng hát ở góc phố để lấy tiền. Tôi đã từng dọn dẹp nhà cửa, trông trẻ và bán máy hút bụi. Tôi kinh doanh đủ thứ tại nhà để không phải xa các con hay công việc viết lách. Tạm ứng tiền mặt? Tôi thường xuyên cần. Tín dụng? Tôi cũng dùng. Làm việc ngoài giờ? Tôi luôn nhận. Viết cả tá nội dung điên rồ chỉ trong 24 tiếng đổ lại để đổi lấy chút thù lao không đáng kể? Tôi sẵn sàng. Bạn có thể kể tên bất cứ nghề tay trái (hợp pháp) nào, có lẽ tôi đã đều đã làm qua.


Tôi làm việc cả 7 ngày trong tuần. Tôi làm cả vào kỳ nghỉ và ngày nghỉ. Chúng tôi sống tiết kiệm hết mức, nhưng công việc này không đủ để chúng tôi chống đỡ trước mọi khó khăn.










Vi thế, tôi phải tiếp tục làm việc. Đó là cách duy nhất. Lương của chồng tôi sau khi trừ khi các khoản thuế, bảo hiểm, quỹ hưu trí chẳng còn là bao, và của tôi cũng vậy.


Suốt 12 năm qua, tôi vừa phải chăm con toàn thời gian, vừa phải xây dựng sự nghiệp viết lách của mình. Đây không phải thời gian "rảnh", mà là hàng tiếng thức đêm và dậy sớm, lại còn phải đảm bảo hoàn thành công việc. Tôi nhớ có lần vừa phải bế con trai lúc 4h sáng, vừa biên tập một cuốn sách điện tử.


Tôi cố hết sức để con không cảm thấy thua thiệt như mình ngày xưa, dù tôi biết chúng vẫn nhận ra. Chúng nhìn tôi nhặt từng đồng lẻ để mua thức ăn hay gọi xin giãn nợ. Cứ nửa tháng, khi thấy quần áo chúng đã chật, tôi lại hứa: "Lần sau nhận lương mẹ sẽ mua đồ mới cho các con." Chúng biết đó chỉ là lời nói dối. Bởi lẽ, dù có làm thêm bao nhiêu, tiền cũng không bao giờ đủ.


Nếu bạn đọc cái này và nghĩ: "Hãy kiếm một công việc bình thường đi!", câu trả lời là tôi không thể. Khi dành quá nhiều thời gian cho những công việc thời vụ, bạn sẽ tiếp thu được nhiều kinh nghiệm và bài học quý giá. Tuy nhiên, nhà tuyển dụng nào cũng tìm kiếm hồ sơ ổn định. Kể cả khi được nhận, chưa chắc bạn sẽ được trả lương xứng đáng. Tôi đã từng làm cho một cửa hàng địa phương trong 2 năm với mức lương tối thiểu. Công việc rất ổn, đồng nghiệp thân thiện như gia đình. Dù vậy, tiền xăng để tới đó, khoảng thời gian phải xa con, cùng những chi phí phát sinh khiến tài chính của tôi thêm kiệt quệ.





Rốt cuộc, tôi đã quyết định bỏ việc để theo đuổi viết lách, quyết tâm sẽ làm nên chuyện bằng cách nào đó. Nhiều tháng sau, khi định bỏ cuộc, tôi đã bán được 2 cuốn tiểu thuyết đầu tay, viết đủ bài để trả tiền hóa đơn, và có được vị trí biên tập viên từ xa. Tất cả chỉ hướng đến một mục đích: Làm thứ tôi thích (viết lách) mà vẫn kiếm ra tiền nuôi gia đình.


Thật khó khăn khi phải cân bằng giữa đủ loại công việc và thời gian chăm con, nhưng tôi cảm thấy điều đó xứng đáng. Nếu bạn cần một nghề tay trái để kiếm sống, nhưng vẫn yêu công việc chính của mình, vậy thì cứ để thế đi. Dĩ nhiên tôi cũng viết lách có thể nuôi sống tôi. Có lẽ một ngày nào đó, nó sẽ được nhìn nhận tử tế hơn. Mọi người sẽ biết việc sáng tạo từ trang giấy trắng khó và vô giá thế nào.


Tôi hy vọng sẽ bỏ được những nghề tay trái này trong tương lai, để có thể tập trung sử dụng tài năng của mình mà không phải hy sinh các thứ khác. Còn giờ, tôi vẫn phải cố gắng tiếp tục, kể cả phải thức đêm để làm bài. Bởi lẽ, không phải mọi thứ đều xoay quanh tiền bạc. Viết lách là con người tôi, là giấc mơ của tôi, là điều có ý nghĩa.


Nếu bạn hỏi liệu những nghề tay trái này có đáng để đổi lấy giấc mơ, tôi thực sự không biết.


Nhưng tôi biết rằng, mọi khổ sở, vất vả mà những nghề tay trái này đem lại chẳng thấm thía gì so với việc phải hy sinh con người mà bạn có thể trở thành. Vì thế, hãy chấp nhận và đương đầu với nó!


Bài chia sẻ của Candace Ganger - nhà văn, blogger, tác giả của nhiều bài viết về cuộc sống, thời trang trên Teen Vogue, Bustle,...
Công an Hà Nội mở kênh tiếp nhận thông tin về an ninh trật tự qua Facebook

Công an Hà Nội mở kênh tiếp nhận thông tin về an ninh trật tự qua Facebook

Từ 17/6/2019, Công an TP Hà Nội tiếp nhận thông tin của người dân về tình hình an ninh, trật tự (ANTT) trên địa bàn Thủ đô qua mạng xã hội Facebook (www.facebook.com/CongAnThuDo).



Theo nguồn tin từ Bộ Công an, Công an thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị triển khai Kênh tiếp nhận thông tin của người dân về tình hình an ninh, trật tự (ANTT) trên địa bàn Thủ đô qua mạng xã hội Facebook (www.facebook.com/CongAnThuDo). Việc triển khai Kênh tiếp nhận thông tin của người dân qua mạng xã hội là nhằm nâng cao hiệu quả tiếp nhận, giải quyết các kiến nghị, phản ánh của người dân về ANTT cũng như phản ánh về thái độ, tinh thần phục vụ nhân dân của cán bộ, chiến sỹ, kịp thời xử lý các vụ việc ngay từ cơ sở, không để diễn biến kéo dài.


Nội dung đăng tải trên Fanpage là những tin bài hoạt động của lực lượng Công an đã đăng tải trên Trang thông tin điện tử Công an thành phố, Báo Điện tử An ninh Thủ đô, thông tin chính thống từ Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, các bộ, ban, ngành và kết quả giải quyết các tin báo của quần chúng nhân dân.


Thông tin tiếp nhận từ người dân dưới dạng văn bản, hình ảnh, video clip, file ghi âm gồm: Tình hình ANTT trên địa bàn Thủ đô; Tin phản ánh về tư thế, tác phong cán bộ, chiến sỹ làm nhiệm vụ; Tin nghi vấn về hoạt động của các loại tội phạm và các vi phạm pháp luật khác trên lĩnh vực ANTT; Các thông tin khác thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng Công an mà nhân dân cần giải đáp.


Có 2 hình thức tiếp nhận thông tin của người dân: Nhắn tin qua trang Fanpage (sử dụng máy tính xách tay, PC) và tin nhắn qua ứng dụng facebook messenger (sử dụng thiết bị thông minh như: điện thoại smartphone, máy tính bảng). Qua trang Fanpage của Công an thành phố, cán bộ Trung tâm Thông tin chỉ huy tiếp nhận thông tin của người dân, kiểm duyệt thông tin, trả lời người dân hoặc thông báo cho các đơn vị liên quan trả lời, sau đó đưa kết quả lên trang của facebook của Công an thành phố cho người dân biết.


Đặc biệt, mọi tin tức liên quan đến ANTT do người dân cung cấp cho Công an thành phố qua trang Fanpage chỉ cán bộ Quản trị trang được đọc, báo cáo và thực hiện chế độ bảo vệ bí mật theo quy định. Theo dự kiến, Fanpage của Công an thành phố sẽ hoạt động chính thức từ ngày 17/6/2019.


Thiếu tướng Đào Thanh Hải, Phó Giám đốc Công an TP Hà Nội nêu rõ, việc xây dựng Kênh tiếp nhận thông tin này là hình thức đổi mới các phương pháp, biện pháp trong quá trình tiếp xúc với nhân dân của lực lượng Công an trong thời kỳ Công nghệ thông tin đang bùng nổ.


Bên cạnh đó, Thiếu tướng Đào Thanh Hải cũng yêu cầu đội ngũ Quản trị Fanpage cần tăng cường phối hợp với các đơn vị chức năng của Bộ Công an, Công an thành phố Hà Nội để bảo vệ tuyệt đối an toàn thông tin, tránh lộ lọt bí mật hay những nguy cơ trước sự tấn công của hacker…

Giải Trí

Ngôi Sao